Nhà đầu tư nước ngoài có được góp vốn quá 51% khi thành lập doanh nghiệp để sản xuất, phát hành, phổ biến phim tại Việt Nam hay không?
- Có mấy hình thức hợp tác đầu tư giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ sở điện ảnh Việt Nam trong hoạt động điện ảnh?
- Có phải nhà đầu tư nước ngoài không được góp vốn quá 51% khi thành lập doanh nghiệp để sản xuất, phát hành, phổ biến phim tại Việt Nam?
- Trách nhiệm hợp tác quốc tế trong hoạt động điện ảnh, xúc tiến phát triển điện ảnh trong nước do cơ quan nào thực hiện?
- Nhà nước có khuyến khích hợp tác quốc tế trong chính sách của Nhà nước về phát triển điện ảnh hay không?
Có mấy hình thức hợp tác đầu tư giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ sở điện ảnh Việt Nam trong hoạt động điện ảnh?
Căn cứ Điều 8 Luật Điện ảnh 2022 có quy định như sau:
Hợp tác đầu tư nước ngoài trong hoạt động điện ảnh
1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được hợp tác đầu tư với cơ sở điện ảnh Việt Nam để sản xuất, phát hành, phổ biến phim theo quy định của pháp luật về đầu tư dưới hình thức sau đây:
a) Thành lập tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp, trong đó, phần vốn của nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 51 % vốn điều lệ;
b) Hợp đồng hợp tác kinh doanh.
2. Nhà văn hóa, đơn vị chiếu phim, câu lạc bộ và hiệp hội chiếu phim công cộng, đội chiếu phim lưu động của Việt Nam không được phép tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc liên doanh với nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài.
Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài được hợp tác đầu tư với cơ sở điện ảnh Việt Nam để sản xuất, phát hành, phổ biến phim dưới các hình thức sau:
- Thành lập tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Nhà đầu tư nước ngoài có được góp vốn quá 51% khi thành lập doanh nghiệp để sản xuất, phát hành, phổ biến phim tại Việt Nam hay không? (Hình từ Internet)
Có phải nhà đầu tư nước ngoài không được góp vốn quá 51% khi thành lập doanh nghiệp để sản xuất, phát hành, phổ biến phim tại Việt Nam?
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 8 Luật Điện ảnh 2022 có quy định:
Hợp tác đầu tư nước ngoài trong hoạt động điện ảnh
1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được hợp tác đầu tư với cơ sở điện ảnh Việt Nam để sản xuất, phát hành, phổ biến phim theo quy định của pháp luật về đầu tư dưới hình thức sau đây:
a) Thành lập tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp, trong đó, phần vốn của nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 51 % vốn điều lệ;
Như vậy, hiện nay pháp luật quy định tỷ lệ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài với cơ sở điện ảnh của Việt Nam để sản xuất, phát hành, phổ biến phim không vượt quá 51% vốn điều lệ để bảo đảm tuân thủ cam kết quốc tế và phù hợp yếu tố đặc thù của ngành điện ảnh.
Trách nhiệm hợp tác quốc tế trong hoạt động điện ảnh, xúc tiến phát triển điện ảnh trong nước do cơ quan nào thực hiện?
Căn cứ Điều 45 Luật Điện ảnh 2022 có quy định như sau:
Trách nhiệm quản lý nhà nước về điện ảnh của Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về điện ảnh.
2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về điện ảnh và có trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về điện ảnh, chiến lược, kế hoạch phát triển điện ảnh;
b) Thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về điện ảnh;
c) Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật trong hoạt động điện ảnh; hệ thống chỉ tiêu thống kê, cơ sở dữ liệu ngành điện ảnh;
d) Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực điện ảnh;
đ) Hợp tác quốc tế trong hoạt động điện ảnh; quảng bá, xúc tiến phát triển điện ảnh trong nước và nước ngoài;
e) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong hoạt động điện ảnh;
g) Cấp, thu hồi giấy phép trong hoạt động điện ảnh; dừng phổ biến phim theo thẩm quyền;
h) Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trong hoạt động điện ảnh;
i) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động điện ảnh theo thẩm quyền.
Theo đó, Chính phủ là cơ quan thống nhất quản lý nhà nước về điện ảnh. Còn riêng đối với việc hợp tác quốc tế trong hoạt động điện ảnh, thì Luật quy định Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước.
Nhà nước có khuyến khích hợp tác quốc tế trong chính sách của Nhà nước về phát triển điện ảnh hay không?
Căn cứ Điều 5 Luật Điện ảnh 2022 có quy định như sau về Chính sách của Nhà nước về phát triển điện ảnh, công nghiệp điện ảnh:
- Nhà nước có chính sách huy động các nguồn lực, thực hiện các biện pháp bảo đảm môi trường đầu tư, kinh doanh lành mạnh, phát triển thị trường điện ảnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện ảnh để xây dựng ngành công nghiệp điện ảnh gắn với phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.
- Nhà nước đầu tư, hỗ trợ cho các hoạt động sau đây:
+ Sản xuất phim thực hiện theo kế hoạch phục vụ nhiệm vụ chính trị về đề tài lịch sử, cách mạng, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc, trẻ em, vùng cao, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam;
+ Sáng tác kịch bản phim, phát hành, phổ biến phim, cung cấp kinh phí tổ chức, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật phổ biến phim phục vụ vùng cao, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và nông thôn; phục vụ trẻ em, lực lượng vũ trang và nhiệm vụ chính trị, xã hội, đối ngoại, giáo dục khác;
+ Tổ chức liên hoan phim quốc gia, liên hoan phim quốc tế, liên hoan phim chuyên ngành, chuyên đề, chương trình phim, tuần phim tại Việt Nam; giải thưởng phim và cuộc thi phim cấp quốc gia, quốc tế; liên hoan phim, chương trình phim, tuần phim Việt Nam tại nước ngoài;
+ Nhận chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kịch bản phim, phim có giá trị tư tưởng, nghệ thuật cao để tuyên truyền, giáo dục, nghiên cứu, lưu trữ và phục vụ nhiệm vụ chính trị; biên tập, dịch, làm phụ đề phim để phục vụ hoạt động giới thiệu đất nước, con người Việt Nam;
+ Phát triển hoạt động lý luận, phê bình điện ảnh; tuyên truyền, giới thiệu, định hướng thẩm mỹ điện ảnh;
+ Nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến trong hoạt động điện ảnh;
+ Xây dựng và quảng bá thương hiệu điện ảnh quốc gia;
+ Xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất - kỹ thuật, trường quay phục vụ sản xuất, phát hành, phổ biến, lưu chiểu và lưu trữ phim;
+ Xây dựng hệ thống hạ tầng thống kê, cơ sở dữ liệu ngành điện ảnh.
- Nhà nước có chính sách ưu đãi về tín dụng, thuế và đất đai đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện ảnh theo quy định của pháp luật.
- Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quy định tại khoản 2 Điều này và các hoạt động sau đây:
+ Sản xuất, phát hành và phổ biến phim; quảng bá, xúc tiến phát triển điện ảnh; hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, cung cấp dịch vụ kỹ thuật số để phát triển điện ảnh;
+ Cung cấp dịch vụ tài chính, tín dụng, bảo lãnh, thế chấp quyền sở hữu trí tuệ và sản phẩm bảo hiểm để phát triển điện ảnh;
+ Tài trợ, hiến tặng cho hoạt động điện ảnh và quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh do tổ chức, cá nhân thành lập.
Luật Điện ảnh 2022 có hiệu lực thi hành từ 01/01/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hóa đơn giá trị gia tăng dành cho các đối tượng nào? Không lập hóa đơn giá trị gia tăng khi bán hàng có phải là hành vi trốn thuế?
- Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam là gì? Tiêu chuẩn xét tặng đối với cá nhân công tác trong ngành Ngoại giao là gì?
- Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở ngành Kiểm sát nhân dân là gì? Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu?
- Tổ chức chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại cần đáp ứng những điều kiện nào?
- Nội dung đánh giá hồ sơ dự thầu đối với dự án đầu tư có sử dụng đất theo phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ gồm những gì?