Nguyên tắc Ratchet trong cam kết dịch vụ và đầu tư của Hiệp định CPTPP đã có hiệu lực đối với Việt Nam?
Nguyên tắc Ratchet là gì?
Căn cứ vào Công văn 2538/BCT-ĐB ngày 11/5/2022 lưu ý nguyên tắc Ratchet trong cam kết của CPTPP của Bộ Công Thương ban hành ngày 11 tháng 5 năm 2022:
- Trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), nguyên tắc Ratchet, còn được gọi là nguyên tắc “không đi lùi", là một nguyên tắc quan trọng áp dụng cho việc mở cửa thị trường trong lĩnh vực dịch vụ - đầu tư, Nguyên tắc này được quy định tại Khoản 1(c) Điều 9,12 Chương 9 (Đầu tư) và Khoản 1(c) Điều 10,7 Chương 10 (Thương mại dịch vụ xuyên biên giới). Nguyên tắc này áp dụng đối với tất cả các biện pháp được nêu tại Phụ lục I về Danh mục các biện pháp không tương thích với nghĩa vụ chính của chương Đầu tư và chương Thương mại dịch vụ xuyên biên giới (còn gọi là Danh mục NCM).
- Nguyên tắc Ratchet được hiểu là các nước có quyền đơn phương sửa đổi các nội dung đã được bảo lưu trong Danh mục NCM theo hướng thuận lợi hơn nhưng khi đã sửa đổi rồi thì không được quyền rút lại nội dung đã được sửa đổi đó.
Bộ Công Thương lưu ý về nguyên tắc Ratchet “không đi lùi” chính thức được áp dụng đối với Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ và đầu tư như thế nào?
Cơ chế điều chỉnh các biện pháp không tương thích (Cơ chế ratchet) như thế nào?
Quy định tại Mục 9-I Chương 9 Hiệp định TPP thì cơ chế điều chỉnh các biện pháp không tương thích (Cơ chế ratchet) dành cho Việt Nam như sau:
"Không ảnh hưởng đến Điều 9.12.1(c) (Các biện pháp Không tương thích), đối với Việt Nam trong 3 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực với Việt Nam:
(a) Điều 9.4 (Đối xử Quốc gia), Điều 9.5 (Đối xử Tối huệ quốc), Điều 9.10 (Yêu cầu Thực hiện) và Điều 9.11 (Quản lý Cấp cao và Hội đồng quản trị) không áp dụng đối với việc sửa đổi bất kỳ biện pháp không tương thích nào nêu tại Điều 9.12.1(a) (Các biện pháp Không tương thích) trong chừng mực việc sửa đổi này không giảm mức độ tương thích của biện pháp đó, như đã tồn tại vào ngày có hiệu lực của Hiệp định này với Việt Nam, đối với Điều 9.4 (Đối xử Quốc gia), Điều 9.5 (Đối xử Tối huệ quốc), Điều 9.10 (Yêu cầu Thực hiện) và Điều 9.11 (Quản lý cấp cao và Hội đồng quản trị);
(b) Khi có cơ sở về việc nhà đầu tư hoặc đầu tư theo Hiệp định này đã tiến hành các hoạt động cần thiết, (Hoạt động cần thiết bao gồm việc chuyển nguồn lực hoặc vốn đầu tư để thành lập hoặc mở rộng kinh doanh và đăng ký chấp thuận và cấp phép) Việt Nam sẽ không rút lại quyền hay lợi ích của nhà đầu tư hoặc đầu tư theo Hiệp định này của Bên khác thông qua việc sửa đổi các biện pháp không tương thích nêu tại Điều 9.12.1(a)(Các biện pháp Không tương thích) mà giảm mức độ tương thích của biện pháp đó như đã tồn tại ngay trước khi sửa đổi.
(c) Việt Nam sẽ cung cấp cho các Bên thông tin chi tiết việc sửa đổi bất kỳ biện pháp không tương thích nào nêu tại Điều 9.12.1(a) mà việc sửa đổi này làm giảm mức độ tương thích của biện pháp đó so với thời điểm ngay trước khi sửa đổi ít nhất 90 ngày trước khi tiến hành sửa đổi."
Tại Mục 10-C Chương 10 Hiệp định TPP quy định về Cơ chế ‘chỉ tiến không lùi’ đối với các biện pháp không tương thích dành cho Việt Nam:
"Cho dù đã có quy định tại Điều 10.7.1(c), đối với Việt Nam trong vòng 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực:
(a) Các điều 10.3 (Đối xử quốc gia), 10.4 (Đối xử tối huệ quốc), 10.5 (Tiếp cận thị trường) và 10.6 (Hiện diện tại nước sở tại) không áp dụng cho các sửa đổi đối với bất kỳ biện pháp không tương thích nào được đề cập trong Điều 10.7.1(a) ở mức mà sửa đổi đó không làm giảm sự tương thích của biện pháp với các điều 10.3 (Đối xử quốc gia), 10.4 (Đối xử tối huệ quốc), 10.5 (Tiếp cận thị trường) và 10.6 (Hiện diện tại nước sở tại) so với thời điểm Hiệp định có hiệu lực với Việt Nam;
(b) Việt Nam sẽ không rút lại quyền hay lợi ích của các nhà cung cấp dịch vụ của Bên khác, mà trên cơ sở đó, nhà cung cấp dịch vụ đã có những hoạt động triển khai cụ thể 16, khi sửa đổi bất kỳ biện pháp không tương thích nào được nêu trong Điều 10.7.1(a) mà làm giảm sự tương thích của biện pháp so với lúc trước khi sửa đổi; và
(c) Việt Nam sẽ cung cấp cho mỗi Bên chi tiết bất kỳ sửa đổi nào đối với bất kỳ biện pháp không tương thích nào được nêu trong Điều 10.7.1(a), mà sẽ làm giảm sự tương thích của biện pháp so với lúc trước khi sửa đổi, ít nhất 90 ngày trước khi tiến hành sửa đổi."
Theo đó, các nước CPTPP đồng ý dành linh hoạt cho Việt Nam chỉ thực hiện nguyên tắc này sau 3 năm kể từ khi Hiệp định chính thức có hiệu lực với Việt Nam.
Bộ Công thương lưu ý gì về nguyên tắc Ratchet được áp dụng đối với Việt Nam?
Căn cứ theo Công văn 2538/BCT-ĐB ngày 11/5/2022 lưu ý nguyên tắc Ratchet trong cam kết của CPTPP của Bộ Công Thương như sau:
- Với việc Hiệp định CPTPP có hiệu lực chính thức với Việt Nam vào ngày 14 tháng 01 năm 2019, kể từ ngày 14 tháng 01 năm 2022 nguyên tắc Ratchet sẽ chính thức được áp dụng đối với Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ và đầu tư.
- Điều này đòi hỏi Bộ, ngành và địa phương cần lưu ý trong việc ban hành, sửa đổi hay thực thi các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách hay cấp phép đối với các hoạt động đầu tư, cung ứng dịch vụ, đặc biệt đối các nội dung có liên quan đến các nước CPTPP để bảo đảm phù hợp với định hướng quản lý và phát triển lĩnh vực dịch vụ và đầu tư của Việt Nam, tránh xảy ra tranh chấp với các nhà cung cấp dịch vụ hoặc nhà đầu tư nước ngoài.
- Do tầm quan trọng của vấn đề này, Bộ Công Thương trân trọng thông báo tới quý Cơ quan để tham khảo, lưu ý trong việc xây dựng, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật hoặc cấp phép trong lĩnh vực dịch vụ và đầu tư đối với các nhà đầu tư, nhà cung cấp dịch vụ đến từ các nước thành viên Hiệp định CPTPP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức trích lập dự phòng bảo hành sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được pháp luật quy định như thế nào?
- Ngày 9 12 có sự kiện gì? Ngày 9 12 là cung gì? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày 9 12?
- Mẫu số 03 TNĐB Biên bản xác định sơ bộ thiệt hại ban đầu khi có tai nạn giao thông đường bộ như thế nào?
- Cơ quan nào có trách nhiệm quản lý hồ sơ địa chính dạng giấy? Hồ sơ địa chính dạng giấy được bảo quản vĩnh viễn đúng không?
- Công ty thông tin tín dụng thành lập thì tên công ty có cần phải thêm cụm từ thông tin tín dụng không?