Nguyên tắc quản lý danh mục sản phẩm, hàng hóa sản xuất, lắp ráp trong nước có khả năng gây mất an toàn áp dụng từ 15/8/2022?
Quy định sản phẩm, hàng hóa có và không có khả năng gây mất an toàn?
Căn cứ khoản 3, khoản 4 Điều 3 Thông tư 12/2022/TT-BGTVT quy định về sản phẩm, hàng hóa không có khả năng gây mất an toàn và sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn được quy định như sau:
- Sản phẩm, hàng hóa không có khả năng gây mất an toàn (sau đây gọi là sản phẩm, hàng hóa nhóm 1) là sản phẩm, hàng hóa trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích, không gây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường.
- Sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (sau đây gọi là sản phẩm, hàng hóa nhóm 2) là sản phẩm, hàng hóa trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích, vẫn tiềm ẩn khả năng gây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường.
Nguyên tắc quản lý danh mục sản phẩm, hàng hóa sản xuất, lắp ráp trong nước có khả năng gây mất an toàn áp dụng từ 15/8/2022? (Hình từ internet)
Quản lý danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn theo nguyên tắc như thế nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 12/2022/TT-BGTVT quy định về nguyên tắc quản lý danh mục sản phẩm, hàng hóacó khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải như sau:
"Điều 3. Nguyên tắc quản lý danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải
1. Danh mục sản phẩm, hàng hóa quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này áp dụng nguyên tắc sau:
a) Đối với sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu phải được chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định trước khi thông quan;
b)Đối với sản phẩm, hàng hóa sản xuất, lắp ráp trong nước phải được chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định trước khi đưa ra thị trường.
2. Danh mục sản phẩm, hàng hóa quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này áp dụng nguyên tắc sau:
a) Sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu phải được chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu quy định tại mục E Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này phục vụ thay thế, bảo hành có số lượng dưới 100 sản phẩm, hàng hóa cùng kiểu loại trong một lô hàng thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu được công bố hợp quy trên cơ sở kết quả tự đánh giá sự phù hợp hoặc đượcchứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định nếu tổ chức, cá nhân có nhu cầu;
c) Thời điểm chứng nhận hoặc công bố hợp quy tại điểm a, điểm b khoản này được thực hiện sau khi sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu được thông quan và trước khi đưa ra thị trường;
d) Sản phẩm, hàng hóa sản xuất, lắp ráp trong nước phải được chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định trước khi đưa ra thị trường.
3. Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy đối với các sản phẩm, hàng hóa theo quy định của pháp luật."
Như vậy, căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 12/2022/TT-BGTVT quy định đối với sản phẩm, hàng hóa sản xuất, lắp ráp trong nước phải được chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định trước khi đưa ra thị trường.
Không phải bồi thường thiệt hại về khả năng gây mất an toàn của sản phẩm?
Căn cứ Điều 62 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 quy định về các trường hợp không phải bồi thường thiệt hại như sau:
"Điều 62. Các trường hợp không phải bồi thường thiệt hại
1. Người sản xuất, người nhập khẩu không phải bồi thường trong các trường hợp sau đây:
a) Người bán hàng bán hàng hóa đã hết hạn sử dụng; người tiêu dùng sử dụng hàng hóa đã hết hạn sử dụng;
b) Đã hết thời hiệu khiếu nại, khởi kiện;
c) Đã thông báo thu hồi hàng hóa có khuyết tật đến người bán hàng, người sử dụng trước thời điểm hàng hóa gây thiệt hại;
d) Sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật do tuân thủ quy định bắt buộc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Trình độ khoa học, công nghệ của thế giới chưa đủ để phát hiện khả năng gây mất an toàn của sản phẩm tính đến thời điểm hàng hóa gây thiệt hại;
e) Thiệt hại phát sinh do lỗi của người bán hàng;
g) Thiệt hại phát sinh do lỗi của người mua, người tiêu dùng."
Như vậy, theo điểm đ khoản 1 Điều 62 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 hàng hóa có khả năng gây mất an toàn nếu quy định trình độ khoa học, công nghệ của thế giới chưa đủ để phát hiện khả năng gây mất an toàn của sản phẩm tính đến thời điểm hàng hóa gây thiệt hại sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Thông tư 12/2022/TT-BGTVT có hiệu lực từ 15/8/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?