Nguyên tắc khấu trừ thuế và hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu tại Cục thuế như thế nào?
Trường hợp nào được hoàn thuế giá trị gia tăng hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 18 Thông tư số 219/2013/TT-BTC (được sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư 25/2018/TT-BTC) các trường hợp được hoàn thuế giá trị gia tăng hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu bao gồm:
- Cơ sở kinh doanh trong tháng hoặc quý có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu bao gồm cả trường hợp:
+ Hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu vào khu phi thuế quan;
+ Hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu ra nước ngoài,
Có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý; trường hợp chưa đủ số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo.
- Đối tượng được hoàn thuế trong một số trường hợp xuất khẩu như sau:
+ Ủy thác xuất khẩu, là cơ sở có hàng hóa ủy thác xuất khẩu;
+ Gia công chuyển tiếp, là cơ sở ký hợp đồng gia công xuất khẩu với phía nước ngoài;
+ Hàng hóa xuất khẩu để thực hiện công trình xây dựng ở nước ngoài, là doanh nghiệp có hàng hóa, vật tư xuất khẩu thực hiện công trình xây dựng ở nước ngoài;
+ Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ là cơ sở kinh doanh có hàng hóa xuất khẩu tại chỗ.
- Cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế giá trị gia tăng đối với trường hợp:
+ Hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu mà hàng hóa xuất khẩu đó không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan;
+ Hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan.
- Cơ quan thuế thực hiện hoàn thuế trước, kiểm tra sau đối với người nộp thuế sản xuất hàng hóa xuất khẩu không bị xử lý đối với hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, trốn thuế, gian lận thuế, gian lận thương mại trong thời gian hai năm liên tục; người nộp thuế không thuộc đối tượng rủi ro cao theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Nguyên tắc khấu trừ thuế và hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu tại Cục thuế? (Hình ảnh từ Internet)
Quy định về điều kiện và thủ tục hoàn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu như thế nào?
Điều kiện và thủ tục hoàn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư 219/2013/TT-BTC.
- Các cơ sở kinh doanh, tổ chức thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT theo hướng dẫn tại điểm 1, 2, 3, 4, 5 Điều 18 Thông tư 219/2013/TT-BTC phải là:
+ Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, đã được giấy phép hành nghề hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền, có con dấu theo đúng quy định, lập và lưu giữ sổ kế toán, chứng từ kế toán theo pháp luật về kế toán;
+ Có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng theo mã số thuế của cơ sở kinh doanh.
- Các trường hợp cơ sở kinh doanh đã kê khai đề nghị hoàn thuế trên Tờ khai thuế GTGT thì không được kết chuyển số thuế đầu vào đã đề nghị hoàn thuế vào số thuế được khấu trừ của tháng tiếp sau.
- Thủ tục hoàn thuế GTGT thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý thuế 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Quy định về nguyên tắc khấu trừ thuế, hoàn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu như thế nào?
Theo quy định tại Điều 16 Thông tư 219/2013/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC và khoản 7 Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC):
Điều kiện khấu trừ, hoàn thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu
Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (trừ các trường hợp hướng dẫn Điều 17 Thông tư này) để được khấu trừ thuế, hoàn thuế GTGT đầu vào phải có đủ điều kiện và các thủ tục nêu tại khoản 2 Điều 9 và khoản 1 Điều 15 Thông tư này, cụ thể như sau:
1. Hợp đồng bán hàng hóa, gia công hàng hóa (đối với trường hợp gia công hàng hóa), cung ứng dịch vụ cho tổ chức, cá nhân nước ngoài. Đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu là hợp đồng ủy thác xuất khẩu và biên bản thanh lý hợp đồng ủy thác xuất khẩu (trường hợp đã kết thúc hợp đồng) hoặc biên bản đối chiếu công nợ định kỳ giữa bên ủy thác xuất khẩu và bên nhận ủy thác xuất khẩu có ghi rõ: số lượng, chủng loại sản phẩm, giá trị hàng ủy thác đã xuất khẩu; số, ngày hợp đồng xuất khẩu của bên nhận ủy thác xuất khẩu ký với nước ngoài; số, ngày, số tiền ghi trên chứng từ thanh toán qua ngân hàng với nước ngoài của bên nhận ủy thác xuất khẩu; số, ngày, số tiền ghi trên chứng từ thanh toán của bên nhận ủy thác xuất khẩu thanh toán cho bên ủy thác xuất khẩu; số, ngày tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu của bên nhận ủy thác xuất khẩu.
2. Tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
...
Việc khấu trừ, hoàn thuế đối với hàng hóa dịch vụ xuất khẩu phải đảm bảo các nguyên tắc, điều kiện theo quy định trên.
Đồng thời trả lời của Tổng cục thuế Việt Nam tại Công văn 1040/TCT-KK năm 2023 tại đây, Cục thuế thực hiện việc phân loại, giải quyết hồ sơ hoàn thuế cho người nộp thuế. Trường hợp kết quả kiểm tra, người nộp thuế đáp ứng các quy định pháp luật về quản lý thuế, pháp luật về thuế giá trị gia tăng và đảm bảo các điều kiện về kê khai khấu trừ, hoàn thuế thì Cục thuế thực hiện giải quyết hoàn thuế theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không bằng lái xe phạt bao nhiêu 2025? Chạy xe máy, xe ô tô không mang bằng lái xe bị phạt bao nhiêu tiền?
- Dịp Tết Dương lịch nên treo cờ Tổ quốc ngoài nhà hay trong nhà? Cách treo cờ Tổ quốc như thế nào là đúng?
- Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam là ngày nào? Có phải là ngày lễ lớn của nước ta?
- Mức xử phạt vi phạm giao thông xe ô tô 2025 chính thức? Mức phạt ô tô năm 2025 theo Nghị định 168 giao thông thế nào?
- Tổng hợp mức phạt lỗi vượt đèn đỏ 2025 theo Nghị định 168/2024 ra sao? Hành vi mua, bán biển số xe trái phép bị phạt bao nhiêu tiền?