Người nhiễm HIV có được sinh con không? Hiện nay có những biện pháp nào nhằm giảm lây nhiễm HIV từ mẹ sang con?
Người bị nhiễm HIV có được sinh con không?
Căn cứ Điều 4 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) sửa đổi 2020) có quy định về quyền và nghĩa vụ người nhiễm HIV như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV
1. Người nhiễm HIV có các quyền sau đây:
a) Sống hòa nhập với cộng đồng và xã hội;
b) Được điều trị và chăm sóc sức khoẻ;
c) Học văn hoá, học nghề, làm việc;
d) Được giữ bí mật riêng tư liên quan đến HIV/AIDS;
đ) Từ chối khám bệnh, chữa bệnh khi đang điều trị bệnh AIDS trong giai đoạn cuối;
e) Các quyền khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Người nhiễm HIV có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm HIV sang người khác;
b) Thông báo kịp thời kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ, chồng, người dự định kết hôn, người chung sống như vợ chồng với mình;
c) Thực hiện các quy định về điều trị khi tham gia điều trị bằng thuốc kháng HIV
Theo đó, hiện nay Luật này và các quy định có liên quan không có đề cập đến việc cấm những người nhiễm HIV/AIDS mang thai và sinh con.
Ngoài ra, căn cứ Điều 35 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 (sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) sửa đổi 2020):
Phòng, chống lây nhiễm HIV từ mẹ sang con
1. Phụ nữ mang thai xét nghiệm HIV theo chỉ định chuyên môn được Quỹ bảo hiểm y tế, ngân sách nhà nước chi trả chi phí xét nghiệm như sau:
a) Quỹ bảo hiểm y tế chi trả cho người có thẻ bảo hiểm y tế theo mức hưởng quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế;
b) Ngân sách nhà nước chi trả phần chi phí Quỹ bảo hiểm y tế không chi trả cho đối tượng quy định tại điểm a khoản này và chi trả cho người không có thẻ bảo hiểm y tế theo mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
2. Phụ nữ nhiễm HIV được tạo điều kiện tiếp cận các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con.
3. Phụ nữ nhiễm HIV được tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS trong thời kỳ mang thai và cho con bú
4. Cơ sở y tế có trách nhiệm theo dõi, điều trị và thực hiện các biện pháp nhằm giảm sự lây nhiễm HIV từ mẹ sang con cho phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai.
5. Chính phủ quy định nguồn ngân sách nhà nước và phương thức chi trả trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể quy trình, thời điểm, số lần xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai quy định tại khoản 1 Điều này; việc chăm sóc, điều trị đối với phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai, khi sinh con, cho con bú và các biện pháp nhằm giảm lây nhiễm HIV từ mẹ sang con
Trong đó, quy định rõ việc phụ nữ nhiễm HIV được tạo điều kiện tiếp cận các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con. Như vậy, người nhiễm HIV vẫn có quyền sinh con, tuy nhiên việc này cần được thực hiện song song các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV.
Người nhiễm HIV có được sinh con không? Hiện nay có những biện pháp nào nhằm giảm lây nhiễm HIV từ mẹ sang con? (Hình từ Internet)
Các biện pháp nhằm giảm lây nhiễm HIV từ mẹ sang con?
Tham khảo Dự thảo lần 2 Thông tư quy định về xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai và chăm sóc, điều trị cho phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai, khi sinh con, cho con bú, các biện pháp nhằm giảm lây nhiễm HIV từ mẹ sang con gồm:
+ Thông tin, giáo dục truyền thông và tư vấn về tình dục an toàn, phòng các bệnh lây truyền HIV qua đường tình dục bao gồm HIV;
+ Xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai;
+ Tư vấn về lợi ích của việc điều trị ARV sớm, tuân thủ điều trị, xét nghiệm theo dõi tải lượng HIV, nguy cơ lây truyền HIV cho con, lợi ích của việc điều trị dự phòng sớm lây truyền HIV cho con, chẩn đoán sớm nhiễm HIV cho con sinh ra từ mẹ nhiễm HIV, chuyển gửi mẹ và con sang cơ sở chăm sóc, điều trị HIV/AIDS để được theo dõi, chăm sóc điều trị;
+ Điều trị sớm ARV cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV, hỗ trợ tuân thủ điều trị và xét nghiệm tải lượng vi rút thường quy cho phụ nữ mang thai điều trị ARV theo quy định.
+ Thực hiện các can thiệp sản khoa an toàn trong khi chuyển dạ, khi sinh và sau sinh
+ Điều trị dự phòng lây truyền HIV cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV, thực hiện chẩn đoán sớm nhiễm HIV ở trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV.
+ Tư vấn về lợi ích và nguy cơ của việc nuôi con bằng sữa mẹ và nuôi con bằng sữa thay thế để người mẹ quyết định lựa chọn cách nuôi dưỡng;
+ Chuyển gửi mẹ và con sang cơ sở chăm sóc, điều trị HIV/AIDS để được theo dõi, chăm sóc điều trị liên tục.
Thời điểm và số lần xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 09/2021/TT-BYT có quy định về thời điểm và số lần xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai như sau:
Phụ nữ mang thai chưa biết tình trạng nhiễm HIV và đồng ý làm xét nghiệm HIV được chỉ định xét nghiệm HIV trong những lần khám thai định kỳ hoặc khi chuyển dạ, sinh con theo hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ mang thai của Bộ Y tế, cụ thể:
- Xét nghiệm HIV lần thứ nhất càng sớm càng tốt.
- Xét nghiệm HIV lần thứ hai cho các trường hợp có hành vi nguy cơ cao:
+ Có hành vi nguy cơ cao trong vòng 3 tháng trước khi xét nghiệm HIV lần thứ nhất;
+ Có hành vi nguy cơ cao sau khi được xét nghiệm HIV lần thứ nhất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?