Người lao động bị xử lý kỷ luật sẽ được xóa kỷ luật sau thời gian bao lâu? Hình thức kỷ luật nào được xóa?
Thời hạn xóa kỷ luật cho người lao động là bao lâu?
Theo quy định tại Điều 126 Bộ luật Lao động 2019, người lao động sẽ được xóa kỷ luật nếu không tái phạm khi:
- Sau 03 tháng đối với người lao động bị khiển trách;
- Sau 06 tháng đối với người lao động bị kéo dài thời hạn nâng lương.
Ngoài ra, hình thức xử lý kéo dài thời hạn nâng lương còn có thể được giảm thời hạn kỷ luật. Điều kiện để được giảm thời hạn kỷ luật là người lao động đã chấp hành được một nửa thời hạn kỷ luật và có sửa chữa tiến bộ.
Việc giảm thời hạn kỷ luật không đặt ra đối với hình thức khiển trách, bởi đây là hình thức kỷ luật nhẹ, thời hạn ngắn, về cơ bản không ảnh hưởng đến công việc và thu nhập của người lao động.
Riêng trường hợp người lao động bị cách chức thì không đặt ra thời hạn xóa kỷ luật mà sau 03 năm, nếu tiếp tục vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ không bị coi là tái phạm. Còn việc họ có được đảm đương chức vụ nữa hay không hoàn toàn phụ thuộc vào quy định, sự tín nhiệm của đơn vị, tổ chức và của người sử dụng lao động.
Giảm hay xóa kỷ luật lao động là một trong những biện pháp động viên, khuyến khích người lao động sửa chữa, khắc phục những sai lầm đã mắc phải, để tiếp tục duy trì mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ hơn.
Người lao động bị xử lý kỷ luật sẽ được xóa kỷ luật sau thời gian bao lâu? Hình thức kỷ luật nào được xóa?
Hình thức kỷ luật nào sẽ được xóa?
Việc xóa kỷ luật chỉ đặt ra đối với các hình thức kỷ luật mà sau đó các bên tiếp tục duy trì quan hệ lao động, không áp dụng đối với người lao động đã bị sa thải.
Cụ thể là hành vi bị khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng. Vì trong hai trường hợp này, người lao động vi phạm ở mức độ chưa thực sự nghiêm trọng, chưa ảnh hưởng lớn đến trật tự, nề nếp trong doanh nghiệp, cần thiết tạo cơ hội cho họ khắc phục, sửa chữa.
Trường hợp người lao động bị kỷ luật cách chức, tức là người lao động không còn đủ phẩm chất, khả năng đảm đương chức vụ được giao, nên không thể khôi phục lại chức vụ cho người đó sau một thời gian nhất định.
Trường hợp nào người lao động sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật sa thải?
Căn cứ vào Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:
1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;
2. Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;
3. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này;
4. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.
Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.
Như vậy, người lao động sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật sa thải trong các trường hợp nêu trên.
Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là bao lâu?
Căn cứ vào Điều 123 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật lao động như sau:
- Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng.
- Khi hết thời gian quy định tại khoản 4 Điều 122 của Bộ luật này, nếu hết thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.
- Người sử dụng lao động phải ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?
- Viết bài văn tả con vật trên tivi lớp 4? Tả con vật em đã được quan sát trên ti vi lớp 4 hay nhất?
- Phạm vi hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào? Bộ máy giúp việc của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm có ai?