Người lái xe ô tô được lái xe tối đa bao nhiêu giờ trong ngày? Người lái xe và nhân viên phục vụ trên xe ô tô vận tải hành khách phải có trách nhiệm gì?
Người lái xe ô tô được lái xe tối đa bao nhiêu giờ trong ngày?
Căn cứ vào Điều 65 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:
Thời gian làm việc của người lái xe ô tô
1. Thời gian làm việc của người lái xe ô tô không được quá 10 giờ trong một ngày và không được lái xe liên tục quá 4 giờ.
2. Người vận tải và người lái xe ô tô chịu trách nhiệm thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo như quy định trên thì trong vòng 01 ngày, thời gian làm việc của người lái xe ô tô không được vượt quá 10 giờ.
Bên cạnh đó, người lái xe ô tô không được lái xe liên tục quá 4 giờ.
Người lái xe ô tô được lái xe tối đa bao nhiêu giờ trong ngày? Người lái xe và nhân viên phục vụ trên xe ô tô vận tải hành khách phải có trách nhiệm gì?
Người lái xe và nhân viên phục vụ trên xe ô tô vận tải hành khách phải có trách nhiệm gì?
Căn cứ vào Điều 70 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:
Trách nhiệm của người lái xe và nhân viên phục vụ trên xe ô tô vận tải hành khách
1. Kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn của xe trước khi khởi hành.
2. Có thái độ văn minh, lịch sự, hướng dẫn hành khách ngồi đúng nơi quy định.
3. Kiểm tra việc sắp xếp, chằng buộc hành lý, hàng hóa bảo đảm an toàn.
4. Có biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của hành khách đi xe, giữ gìn trật tự, vệ sinh trong xe.
5. Đóng cửa lên xuống của xe trước và trong khi xe chạy.
Theo đó, người lái xe và nhân viên phục vụ trên xe ô tô vận tải hành khách sẽ có trách nhiệm thực hiện 5 việc theo quy định như trên.
Muốn kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì cần đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ vào Điều 67 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:
Điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật;
b) Bảo đảm số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh; phương tiện kinh doanh vận tải phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe theo quy định của Chính phủ;
c) Bảo đảm số lượng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phù hợp với phương án kinh doanh và phải có hợp đồng lao động bằng văn bản; nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn nghiệp vụ kinh doanh vận tải, an toàn giao thông; không được sử dụng người lái xe đang trong thời kỳ bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật;
d) Người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã phải có trình độ chuyên môn về vận tải;
đ) Có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, bảo đảm yêu cầu về trật tự, an toàn, phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.
2. Chỉ các doanh nghiệp, hợp tác xã mới được kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt, bằng xe taxi và phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Có bộ phận quản lý các điều kiện về an toàn giao thông;
c) Đăng ký tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách với cơ quan có thẩm quyền và phải niêm yết công khai.
3. Chỉ các doanh nghiệp, hợp tác xã mới được kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ và phải có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1, điểm b khoản 2 Điều này.
Theo đó, cần phải xác định doanh nghiệp, hợp tác xã sẽ tiến hành kinh doanh vận tải bằng xe ô tô khi đáp ứng các điều kiện tại khoản 1 Điều 67 Luật Giao thông đường bộ 2008.
Tuy nhiên, đối với hoạt động kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt, bằng xe taxi thì chỉ có doanh nghiệp, hợp tác xã mới được thực hiện. Điều kiện tiến hành kinh doanh ngoài việc đáp ứng các điều kiện chung như ở trên thì doanh nghiệp, hợp tác xã còn phải:
- Có bộ phận quản lý các điều kiện về an toàn giao thông;
- Đăng ký tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách với cơ quan có thẩm quyền và phải niêm yết công khai.
Người kinh doanh vận tải hành khách có những quyền và nghĩa vụ gì?
Căn cứ vào Điều 69 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải hành khách
1. Người kinh doanh vận tải hành khách có các quyền sau đây:
a) Thu cước, phí vận tải;
b) Từ chối vận chuyển trước khi phương tiện rời bến xe, rời vị trí đón, trả hành khách theo hợp đồng vận chuyển những người đã có vé hoặc người trong danh sách hợp đồng có hành vi gây rối trật tự công cộng, gây cản trở công việc của người kinh doanh vận tải, ảnh hưởng đến sức khoẻ, tài sản của người khác, gian lận vé hoặc hành khách đang bị dịch bệnh nguy hiểm.
2. Người kinh doanh vận tải hành khách có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện đầy đủ các cam kết về chất lượng vận tải, hợp đồng vận tải;
b) Mua bảo hiểm cho hành khách; phí bảo hiểm được tính vào giá vé hành khách;
c) Giao vé, chứng từ thu cước, phí vận tải cho hành khách;
d) Bồi thường thiệt hại do người làm công, người đại diện gây ra trong khi thực hiện công việc được người kinh doanh vận tải giao;
đ) Chịu trách nhiệm về hậu quả mà người làm công, người đại diện gây ra do thực hiện yêu cầu của người kinh doanh vận tải trái quy định của Luật này.
3. Bộ trưởng Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về vé và chứng từ thu cước, phí vận tải hành khách.
Như vậy, người kinh doanh vận tải hành khách sẽ có những quyền và nghĩa vụ theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nợ nhóm 3 của Quỹ hỗ trợ nông dân bao gồm những khoản nợ nào? Chi hoạt động bộ máy của Quỹ hỗ trợ nông dân gồm những khoản nào?
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 ngân hàng MB Bank? Hạn mức thẻ ngân hàng được quy định thế nào 2025?
- Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền ngắn gọn? Nguồn gốc của Tết Nguyên Đán? Ý nghĩa của Tết Nguyên Đán?
- Lời chúc Tết bố mẹ người yêu hay, ý nghĩa? 50+ câu chúc Tết Nguyên đán bố mẹ người yêu? Lịch nghỉ Tết Nguyên đán?
- Lịch nghỉ Tết Ngân hàng Agribank 2025? Đi làm dịp tết Nguyên đán 2025 NLĐ được trả lương thế nào?