Người khi tham gia tìm kiếm cứu nạn bão số 3 bị ốm đau, tai nạn và chết được hưởng chế độ, chính sách như thế nào?

Người khi tham gia tìm kiếm cứu nạn bão số 3 bị ốm đau, tai nạn và chết được hưởng chế độ, chính sách như thế nào?

Người khi tham gia tìm kiếm cứu nạn bão số 3 bị ốm đau, tai nạn và chết được hưởng chế độ, chính sách như thế nào?

Căn cứ theo Điều 20 Nghị định 30/2017/NĐ-CP quy định về chế độ, chính sách đối với những người tham gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn bị ốm đau, tai nạn và chết như sau:

(1) Người tham gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn bị ốm đau, tai nạn trong các trường hợp sau đây thì được hưởng chế độ về ốm đau, tai nạn lao động theo quy định của pháp luật về lao động, bảo hiểm xã hội và an toàn, vệ sinh lao động (từ khi được huy động, bắt đầu đi thực hiện nhiệm vụ đến khi hoàn thành, về đến nơi cư trú):

- Bị ốm đau, tai nạn trong thực hiện nhiệm vụ tại nơi làm việc kể cả trong và ngoài giờ hành chính theo quyết định của cấp có thẩm quyền;

- Bị ốm đau, tai nạn trên đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm nhiệm vụ khi có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú;

- Không giải quyết chế độ ốm đau đối với trường hợp do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục ban hành kèm theo Nghị định 82/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất và Nghị định 126/2015/NĐ-CP ngày 09/12/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung danh mục các chất ma túy và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định 82/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất ma túy.

(2) Chế độ, chính sách đối với người bị ốm đau, tai nạn

- Đối với người đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà ốm đau, bị tai nạn, bị thương hoặc chết thì được giải quyết chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; an toàn vệ sinh lao động và pháp luật về bảo hiểm y tế;

- Đối với người không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc:

+ Bị ốm đau: Người tham gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn bị ốm đau trong khi làm nhiệm vụ nếu chưa tham gia đóng bảo hiểm y tế thì được thanh toán tiền khám chữa bệnh như tiêu chuẩn của người tham gia đóng bảo hiểm y tế;

+ Bị tai nạn:

++ Được thanh toán chi phí y tế trong quá trình sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định thương tật, xuất viện;

++ Sau khi điều trị được cơ quan chức năng giới thiệu đi giám định khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa theo quy định của pháp luật;

++ Trường hợp người chưa tham gia đóng bảo hiểm xã hội bị suy giảm khả năng lao động 5% thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;

++ Người bị tai nạn bị mất một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng, biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho việc lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn được hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật đối với người tàn tật;

Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở từ 1/7/2024 là 2.340.000 đồng/tháng.

+ Trường hợp bị chết, kể cả chết trong thời gian điều trị lần đầu, nếu người bị chết chưa tham gia đóng bảo hiểm xã hội, thì người trực tiếp mai táng được nhận tiền mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở và gia đình của người đó được trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở.

Lưu ý:

- Kinh phí chi trả các chế độ khi bị ốm đau, tai nạn do ngân sách nhà nước bảo đảm. Đối với người tham gia bảo hiểm y tế thì tiền khám chữa bệnh do quỹ bảo hiểm y tế chi trả; đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả các chế độ.

- Đối với người tham gia bảo hiểm y tế, tiền khám chữa bệnh do quỹ bảo hiểm y tế chi trả; đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả các chế độ.

Người khi tham gia tìm kiếm cứu nạn bão số 3 bị ốm đau, tai nạn và chết được hưởng chế độ, chính sách như thế nào?

Người khi tham gia tìm kiếm cứu nạn bão số 3 bị ốm đau, tai nạn và chết được hưởng chế độ, chính sách như thế nào? (Hình ảnh Internet)

Chế độ, chính sách đối với người bị thương, hy sinh khi ứng phó sự cố, thiên tai và cứu hộ cứu nạn ra sao?

Căn cứ theo Điều 21 Nghị định 30/2017/NĐ-CP quy định về Chế độ, chính sách đối với người bị thương, hy sinh khi ứng phó sự cố, thiên tai và cứu hộ cứu nạn như sau:

Người tham gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn khi làm nhiệm vụ cứu người, cứu tài sản của nhà nước, của nhân dân, nếu bị thương, hy sinh thì được xem xét để hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.

Tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, báo động liên quan đến sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn ra sao?

Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 30/2017/NĐ-CP quy định về tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, báo động liên quan đến sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn như sau:

- Thông tin liên quan đến sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn được báo cáo về cơ quan thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn cùng cấp để kiểm tra và xử lý.

- Sau khi nhận được thông tin liên quan đến sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn xảy ra; các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cùng cấp có trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, tổ chức thuộc quyền và nhân dân, đồng thời báo cáo cơ quan thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn cấp trên theo quy định.

- Các phương tiện thông tin đại chúng từ trung ương đến địa phương có trách nhiệm thông tin kịp thời đến tổ chức, cá nhân và nhân dân biết những tin tức liên quan đến sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Tìm kiếm cứu nạn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Cờ hiệu của Cảnh sát biển Việt Nam
Pháp luật
Người khi tham gia tìm kiếm cứu nạn bão số 3 bị ốm đau, tai nạn và chết được hưởng chế độ, chính sách như thế nào?
Pháp luật
Hoạt động cứu nạn cứu hộ theo các nguyên tắc nào? Tổ chức và thực hiện đào tạo huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn cứu hộ thuộc về trách nhiệm của ai?
Pháp luật
Điều kiện để lực lượng tìm kiếm cứu nạn nước ngoài được cấp phép tham gia tìm kiếm cứu nạn trong vùng lãnh thổ Việt Nam là gì?
Pháp luật
Có bắt buộc người chỉ huy cứu nạn cứu hộ phải là người có chức vụ cao nhất có mặt tại nơi xảy ra sự cố, tai nạn hay không?
Pháp luật
Lực lượng, phương tiện tìm kiếm cứu nạn nước ngoài tham gia tìm kiếm, cứu nạn tàu bay dân dụng của Việt Nam phải tuân thủ những quy định gì?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị cấp phép cho tàu bay không người lái nước ngoài vào tìm kiếm cứu nạn tại Việt Nam bao gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp phép cho phương tiện thủy nội địa nước ngoài vào tìm kiếm cứu nạn tại Việt Nam?
Pháp luật
Giấy phép cho phương tiện nước ngoài vào tìm kiếm cứu nạn tại Việt Nam bị chấm dứt hiệu lực trong trường hợp nào?
Pháp luật
Khi thấy người đang gặp nguy hiểm trên biển thì cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn có trách nhiệm như thế nào?
Pháp luật
Lực lượng công an nhân dân ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn dựa theo nguyên tắc nào? Bộ Công an ứng phó này theo sự phân công của ai?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tìm kiếm cứu nạn
Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
283 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tìm kiếm cứu nạn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tìm kiếm cứu nạn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào