Người điều khiển xe phân khối lớn cần giấy phép lái xe hạng mấy? Người điều khiển xe phân khối lớn cần điều kiện gì để cấp giấy phép lái xe?
- Người điều khiển xe phân khối lớn cần giấy phép lái xe hạng gì?
- Người điều khiển xe phân khối lớn cần điều kiện gì để lấy giấy phép lái xe?
- Người điều khiển xe phân khối lớn không có giấy phép lái xe sẽ bị xử phạt như thế nào?
- Người điều khiển xe phân khối lớn phải xuất trình giấy tờ nào khi CSGT kiểm tra theo quy định mới?
Người điều khiển xe phân khối lớn cần giấy phép lái xe hạng gì?
Thuật ngữ xe phân khối lớn hiện nay chưa có định nghĩa tại văn bản nào; tuy nhiên, xe phân khối lớn thường được hiểu là phương tiện mô tô hai bánh có phân khối từ 175cm3 trở lên.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT có quy định:
Phân hạng giấy phép lái xe
1. Hạng A1 cấp cho:
a) Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;
b) Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.
2. Hạng A2 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
....
Như vậy, người điều khiển xe phân khối lớn cần phải có giấy phép lái xe hạng A2.
Xe phân khối lớn cần giấy phép lái xe hạng gì? (Hình ảnh từ Internet)
Người điều khiển xe phân khối lớn cần điều kiện gì để lấy giấy phép lái xe?
Điều kiện thi giấy phép lái xe được quy định tại Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT như sau:
Điều kiện đối với người học lái xe
1. Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.
2. Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định; đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định.
....
Ngoài ra, tại Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định:
Tuổi, sức khỏe của người lái xe
1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:
a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
.....
2. Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khoẻ của người lái xe.
Tại Điều 3 Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT có quy dịnh về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe như sau:
Tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe
1. Ban hành kèm theo Thông tư này “Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe” tại Phụ lục số 01.
2. Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe quy định tại Khoản 1 Điều này không áp dụng cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi - lanh dưới 50 cm3.
Như vậy, có những điều kiện sau để người điều khiển xe phân khối lớn dự thi để được cấp giấy phép lái xe:
+ Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.
+ Về độ tuổi: Từ đủ 18 tuổi trở lên (theo điểm b khoản 1 Điều 60 Luật Giao thông đường bộ năm 2008).
+ Về trình độ văn hóa: Không yêu cầu.
+ Về điều kiện sức khỏe: Đáp ứng tiêu chuẩn sức khỏe tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT.
Cụ thể Tải về Phụ lục 01 để xem chi tiết về điều kiện sức khỏe.
Người điều khiển xe phân khối lớn không có giấy phép lái xe sẽ bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP có quy định:
Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
...
7. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển;
b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
....
Như vậy, đối với hành vi của người điều khiển xe phân khối lớn mà không có giấy phép lái xe phù hợp sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000.
Người điều khiển xe phân khối lớn phải xuất trình giấy tờ nào khi CSGT kiểm tra theo quy định mới?
Căn cứ quy định tại tại điểm a khoản 2 Điều 12 Thông tư 32/2023/TT-BCA, theo đó, người điều khiển xe phân khối lớn phải xuất trình các loại giấy tờ sau khi CSGT kiểm tra:
- Giấy phép lái xe
- Giấy đăng ký xe hoặc bản sao chứng thực Giấy đăng ký xe kèm bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực (trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy đăng ký xe)
- Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và giấy tờ cần thiết khác có liên quan theo quy định.
Lưu ý: Khi các cơ sở dữ liệu đã kết nối với hệ thống định danh và xác thực điện tử, xác định được các thông tin về tình trạng của giấy tờ thì việc kiểm soát thông qua kiểm tra, đối chiếu thông tin của các giấy tờ đó trong tài khoản định danh điện tử có giá trị như kiểm tra trực tiếp giấy tờ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?