Người dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo được ưu tiên tuyển chọn đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc?
- Các nội dung chính trong thỏa thuận đưa người lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc?
- Người dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo được ưu tiên tuyển chọn đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc?
- Quá trình đào tạo ngoại ngữ đối với người lao động được tuyển chọn đi làm việc ở Hàn Quốc được quy định như thế nào?
Các nội dung chính trong thỏa thuận đưa người lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Mục 2 Công văn 2188/LĐTBXH-QLLĐNN năm 2022 ghi nhận về các nội dung chính trong thỏa thuận đưa người lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc bao gồm:
– Mục đích và phạm vi hợp tác đưa lao động đi làm việc thời vụ (ví dụ: lĩnh vực nông nghiệp hoặc ngư nghiệp,...)
- Tên cơ quan thực hiện Thỏa thuận của Việt Nam; cơ quan thực hiện Thỏa thuận của Hàn Quốc.
- Đối tượng và tiêu chuẩn tuyển chọn người lao động (tuổi, giới tính, nghề nghiệp, kinh nghiệm...)
- Chế độ đối với người lao động: thời gian làm việc, nghỉ ngơi, điều kiện làm việc, ăn, ở, sinh hoạt; tiền lương, bảo hiểm; chi phí khám, chữa bệnh; hỗ trợ tiền mua vé máy bay khứ hồi để giảm chi phí đi làm việc ở Hàn Quốc của người lao động; điều khoản về chấm dứt hợp đồng trước hạn..
- Chi phí liên quan đến người lao động: phí đào tạo tiếng Hàn, giáo dục định hướng, phí giao thông, hộ chiếu và thị thực nhập cảnh Hàn Quốc,... quy định cụ thể trong Thỏa thuận.
- Trách nhiệm của các bên: quản lý lao động, xử lý, giải quyết các vấn đề phát sinh đối với người lao động, tranh chấp lao động, các vấn đề liên quan đến thiên tai, dịch bệnh.
- Thời hạn của Thỏa thuận: Các bên thống nhất về thời hạn Thỏa thuận có hiệu lực thi hành phù hợp quy định pháp luật của mỗi nước nhưng không quá 05 năm kể từ ngày 01/01/2022.
(Việc trao đổi, đàm phán, ký kết Thỏa thuận tham khảo quy định của Hàn Quốc về việc tiếp nhận lao động nông nghiệp làm thời vụ và mẫu đính kèm theo công văn này).
Người dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo được ưu tiên tuyển chọn đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc?
Căn cứ theo hướng dẫn tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Công văn 2188/LĐTBXH-QLLĐNN năm 2022 hướng dẫn về quá trình tuyển chọn lao động như sau:
Cơ quan thực hiện Thỏa thuận trực tiếp tuyển chọn đúng đối tượng lao động sinh sống lâu dài tại địa phương, đang làm việc trong các lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp... đáp ứng các yêu cầu của người sử dụng lao động trong Thỏa thuận ký kết.
Đặc biệt ưu tiên tuyển chọn người lao động thuộc đối tượng chính sách là người dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp, thân nhân của người có công với cách mạng tại địa phương. Việc hỗ trợ chi phí cho các đối tượng nêu trên thực hiện theo quy định hiện hành tại Nghị định 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm; Nghị định 74/2014/NĐ-CP ngày 23/9/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP; Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 15/6/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều về hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP. Nguồn kinh phí do ngân sách địa phương đảm bảo.
Theo đó, cơ quan nhà nước sẽ ưu tiên tuyển chọn người lao động thuộc đối tượng chính sách là người dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp, thân nhân của người có công với cách mạng tại địa phương.
Người dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo được ưu tiên tuyển chọn đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc? (Nguồn ảnh: Internet)
Quá trình đào tạo ngoại ngữ đối với người lao động được tuyển chọn đi làm việc ở Hàn Quốc được quy định như thế nào?
Căn cứ theo hướng dẫn tại tiểu mục 3.2 Mục 3 Công văn 2188/LĐTBXH-QLLĐNN năm 2022 hướng dẫn về hoạt động đào tạo ngoại ngữ đối với người lao động được tuyển chọn đi làm việc ở Hàn Quốc như sau:
Xây dựng chương trình, tổ chức đào tạo tiếng Hàn, giáo dục định hướng cho người lao động trước khi xuất cảnh trong đó chú trọng giáo dục chính sách pháp luật và các quy định của Việt Nam và Hàn Quốc.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người lao động, người dân về các quy định người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, không vi phạm hợp đồng, pháp luật xuất nhập cảnh trong thời gian làm việc tại Hàn Quốc làm ảnh hưởng đến hình ảnh đất nước, con người Việt Nam và hợp tác giữa hai địa phương.
- Thông báo công khai, minh bạch các khoản chi phí liên quan đến việc đào tạo tiếng Hàn, kiểm tra sức khỏe, làm thủ tục cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài, các chi phí hỗ trợ từ ngân sách địa phương (nếu có).
Như vậy, người lao động sẽ được trực tiếp tuyển chọn là người lao động sinh sống lâu dài tại địa phương, đang làm việc trong các lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp... đáp ứng các yêu cầu của người sử dụng lao động trong Thỏa thuận ký kết. Chi phí đào tạo tiếng Hàn cũng như các khoản chi phí liên quan đến kiểm tra sức khỏe, làm thủ tục cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài sẽ được công khai minh bạch đến người lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?
- Người thực hiện vận chuyển bình xịt hơi cay có số lượng lớn qua biên giới có bị phạt tù hay không?
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?
- Lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo dài hạn tự lựa chọn phương tiện là xe khách có được hỗ trợ thanh toán giá vé không?
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?