Người chưa có chứng chỉ nài ngựa có được trở thành nài ngựa để đua ngựa không? Doanh nghiệp sử dụng nài ngựa chưa có chứng chỉ có bị phạt không?
Nài ngựa là ai? Người chưa có chứng chỉ có được trở thành nài ngựa dể đua ngựa không?
Căn cứ Nghị định 06/2017/NĐ-CP về việc kinh doanh, quản lý hoạt động kinh doanh và xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh đặt cược đua ngựa, đặt cược đua chó và thí điểm đặt cược bóng đá quốc tế trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Chính phủ ngày 24/01/2017.
Theo quy định tại khoản 10 Điều 2 Nghị định 06/2017/NĐ-CP, nài ngựa được hiểu là người điều khiển ngựa trong các cuộc đua ngựa và đáp ứng đủ các điều kiện được quy định tại Nghị định 06/2017/NĐ-CP.
Theo đó, khoản 1 Điều 27 Nghị định 06/2017/NĐ-CP có quy định về tiêu chuẩn nài ngựa như sau:
Nài ngựa
1. Doanh nghiệp phải xây dựng các điều kiện, tiêu chuẩn nài ngựa điều khiển ngựa trong các cuộc đua để sử dụng cho việc tổ chức kinh doanh đặt cược đua ngựa và phải được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt trước khi ban hành. Nài ngựa phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
a) Là người lao động theo quy định tại Bộ luật lao động;
b) Có chứng chỉ nài ngựa được cấp bởi doanh nghiệp kinh doanh đặt cược đua ngựa hoặc cơ sở đào tạo có chức năng đào tạo nài ngựa;
c) Không có quan hệ gia đình với bất kỳ chủ ngựa đua khác có ngựa đua tham gia trong cuộc đua, bao gồm: Vợ, chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột.
2. Trong quá trình điều khiển ngựa đua, nài ngựa phải tuân thủ đầy đủ các quy định tại Điều lệ đua. Trong trường hợp nài ngựa vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều lệ đua và các quy định của pháp luật.
3. Trước khi tổ chức các cuộc đua ngựa, tối thiểu 05 ngày làm việc, doanh nghiệp kinh doanh đặt cược đua ngựa phải gửi danh sách nài ngựa cho Hội đồng giám sát cuộc đua để theo dõi, quản lý.
Như vậy, để được trở thành nài ngựa tại các doanh nghiệp kinh doanh đặt cược cần đáp ứng những tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định 06/2017/NĐ-CP nêu trên.
Trong đó, chứng chỉ nài ngựa là một trong những tiêu chuẩn bắt buộc đối với nài ngựa. Người chưa có chứng chỉ nài ngựa bị xem là không đủ tiêu chuẩn nài ngựa điều khiển ngựa trong các cuộc đua để sử dụng cho việc tổ chức kinh doanh đặt cược đua ngựa.
Người chưa có chứng chỉ nài ngựa có được trở thành nài ngựa để đua ngựa không? Doanh nghiệp sử dụng nài ngựa chưa có chứng chỉ có bị phạt không? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp sử dụng nài ngựa chưa có chứng chỉ có bị phạt không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Nghị định 137/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp sử dụng nài ngựa chưa có chứng chỉ là hành vi vi phạm hành chính liên quan đến các quy định về nài ngựa.
Cụ thể như sau:
Hành vi vi phạm quy định về tổ chức đua ngựa, đua chó
1. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm các quy định về ngựa đua, chó đua, nài ngựa và Trọng tài theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đọng đối với hành vi vi phạm các điều kiện về tổ chức đua ngựa, đua chó theo quy định của pháp luật.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo khoản 1 Điều 21 Nghị định 137/2021/NĐ-CP nêu trên thì việc doanh nghiệp kinh doanh đặt cược sử dụng nài ngựa chưa có chứng chỉ nài ngựa sẽ bị phạt tiền với mức phạt từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Khi tham gia đua ngựa, nài ngựa được trang bị những trang thiết bị gì để bảo hộ?
Căn cứ Thông tư 16/2018/TT-BVHTTDL quy định chuyên môn về tiêu chuẩn trọng tài, giám sát, cơ sở vật chất, trang thiết bị của doanh nghiệp tổ chức hoạt động đua ngựa để kinh doanh đặt cược do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành ngày 14/03/2018.
Tại Điều 4 Thông tư 16/2018/TT-BVHTTDL có quy định về trang thiết bị được sử dụng trong kinh doanh đặt cược đua ngựa như sau:
Trang thiết bị
1. Trang thiết bị cho nài ngựa bao gồm: Mũ bảo hiểm, áo giáp, giáp bảo vệ ống quyển, giày đua, túi đựng chì, roi da.
2. Trang thiết bị cho ngựa đua bao gồm: Hàm thiếc, mặt nạ, bộ đồ đầu, yên ngựa, số đeo.
3. Trang thiết bị cho các thành viên trọng tài, giám sát bao gồm: Ống nhòm và bộ đàm liên lạc dùng trong nội bộ, được phát trước cuộc đua.
4. Hệ thống camera tại khu vực chuẩn bị, khu vực cân nài ngựa, khu vực xuất phát, trên đường đua và khu vực đích đến phải đầy đủ, được liên kết chặt chẽ với nhau và đang hoạt động tốt bảo đảm tính chính xác, trung thực trong việc tổ chức cuộc đua và xác định kết quả cuộc đua.
Như vậy, dựa vào khoản 1 Điều 4 Thông tư 16/2018/TT-BVHTTDL thì trang thiết bị bảo hộ cho nài ngựa trong quá trình tham gia đua ngựa tại các doanh nghiệp kinh doanh đặt cược bao gồm:
- Mũ bảo hiểm;
- Áo giáp;
- Giáp bảo vệ ống quyền;
- Giày đua;
- Túi đựng chì;
- Roi da.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?
- Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào?