Người chấp hành xong hình phạt tù có phải đi nghĩa vụ quân sự năm 2024 hay không? Nếu có thì khi nào đi?
Người chấp hành xong hình phạt tù có phải đi nghĩa vụ quân sự năm 2024 hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, quy định như sau:
Đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự
1. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không được đăng ký nghĩa vụ quân sự:
a) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích;
b) Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
c) Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Khi hết thời hạn áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này, công dân được đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì trường hợp người đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích thì không được đăng ký nghĩa vụ quân sự. Trường hợp người này đã được xóa án tích thì được đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Do đó, người chấp hành xong hình phạt tù đã được xóa án tích thì được đăng ký nghĩa vụ quân sự 2024.
Người chấp hành xong án phạt tù không thuộc trường hợp tạm hoãn hay miễn nghĩa vụ quân sự theo Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì phải chấp hành lệnh khám sức khỏe, nếu đáp ứng các điều kiện và tiêu chuẩn thì phải tham gia nghĩa vụ quân sự theo quy định của pháp luật.
Người chấp hành xong hình phạt tù có phải đi nghĩa vụ quân sự năm 2024 hay không? Nếu có thì khi nào đi? (Hình từ internet)
Lịch đi nghĩa vụ quân sự năm 2024 như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 33 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, quy định về số lần, thời điểm gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân trong năm như sau:
Số lần, thời điểm gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân trong năm
Hằng năm, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân một lần vào tháng hai hoặc tháng ba; trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh thì được gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân lần thứ hai. Đối với địa phương có thảm họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm thì được điều chỉnh thời gian gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì lịch đi nghĩa vụ quân sự 2024 sẽ được thực hiện một lần vào tháng hai hoặc tháng ba năm 2024. Trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh thì được gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân lần thứ hai.
Đi khám nghĩa vụ quân sự 2024 ở đâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, việc khám nghĩa vụ quân sự được thực hiện 02 vòng: Vòng sơ tuyển và Vòng khám chi tiết.
(1) Khám sơ tuyển tại Trạm y tế xã
- Sơ tuyển sức khỏe do Trạm y tế xã tiến hành dưới sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Trung tâm y tế huyện.
- Nội dung sơ tuyển sức khỏe:
+ Phát hiện những trường hợp không đủ sức khỏe về thể lực, dị tật, dị dạng và những bệnh lý thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự;
+ Khai thác tiền sử bệnh tật bản thân và gia đình.
- Quy trình sơ tuyển sức khỏe:
+ Căn cứ vào kế hoạch tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ của Hội đồng nghĩa vụ quân sự địa phương, lập danh sách các đối tượng là công dân thuộc diện gọi khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự trên địa bàn được giao quản lý;
+ Tổ chức sơ tuyển sức khỏe
+ Hoàn chỉnh và xác nhận tiền sử bệnh tật bản thân và thông tin của công dân được gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
+ Lập danh sách những công dân mắc các bệnh thuộc Danh mục bệnh miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự báo cáo Hội đồng Nghĩa vụ quân sự xã;
+ Tổng hợp, thống kê, báo cáo kết quả sơ tuyển sức khỏe.
(2) Khám sức khỏe chi tiết tại Trung tâm y tế huyện:
- Nội dung khám sức khỏe
+ Khám về thể lực; khám lâm sàng các chuyên khoa theo các chỉ tiêu quy định.
+ Trường hợp cần xét nghiệm cận lâm sàng phục vụ cho kết luận sức khỏe theo yêu cầu của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, bao gồm cả xét nghiệm phát hiện ma túy;
+ Phân loại sức khỏe
- Quy trình khám sức khỏe
+ Lập danh sách các đối tượng là công dân thuộc diện được gọi nhập ngũ đã qua sơ tuyển sức khỏe trên địa bàn được giao quản lý;
+ Thông báo thời gian, địa điểm tổ chức khám sức khỏe.
+ Tổ chức khám sức khỏe theo các nội dung quy định.
+ Tổ chức tư vấn và xét nghiệm HIV theo quy định của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đối với các trường hợp đạt tiêu chuẩn sức khỏe gọi nhập ngũ hằng năm theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
+ Hoàn chỉnh phiếu sức khỏe theo quy định.
+ Tổng hợp, báo cáo kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
Như vậy, theo như quy định nêu trên thì công dân đi khám nghĩa vụ quân sự ở trạm y tế xã và trung tâm y tế huyện theo 2 vòng khám sơ tuyển và khám sức khỏe chi tiết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trình bày suy nghĩ của mình về việc giữ gìn nét đẹp văn hóa ngày Tết cổ truyền của Việt Nam?
- Người học tại cơ sở giáo dục là gì? Người học tại cơ sở giáo dục có được học vượt lớp để học các chương trình giáo dục không?
- Noel ngày mấy dương lịch, âm lịch năm 2024? Noel 2024 vào ngày nào? Noel người lao động có được nghỉ làm không?
- Mẫu quyết định kiểm tra tài chính công đoàn cơ sở mới nhất? Quyết định kiểm tra tài chính công đoàn do ai ban hành?
- Mẫu báo cáo tình hình thực hiện cam kết theo Đề án thành lập trường cao đẳng sư phạm mới nhất?