Nghiêm cấm hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử, đưa thông tin sai lệch với người chuyển giới đúng không?
Nghiêm cấm hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử, đưa thông tin sai lệch với người chuyển giới đúng không?
Căn cứ theo tại Điều 5 Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính các hành vi bị nghiêm cấm về chuyển đổi giới tính như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Kỳ thị, phân biệt đối xử, đưa thông tin sai lệch đối với người chuyển đổi giới tính, gia đình và người thân của họ.
2. Vận động, dụ dỗ, thúc ép, bắt buộc người khác chuyển đổi giới tính.
3. Lợi dụng người chuyển đổi giới tính để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục hoặc có các hành vi trái pháp luật khác.
4. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vị trí công tác để gây khó khăn cho việc thực hiện quyền công nhận giới tính của người đề nghị chuyển đổi giới tính.
5. Cản trở, gây khó khăn cho việc công nhận giới tính của người đề nghị chuyển đổi giới tính.
6. Thực hiện việc chuyển đổi giới tính nhằm mục đích trục lợi, trốn tránh trách nhiệm, nghĩa vụ, gây rối an ninh trật tự, quấy rối tình dục hoặc vi phạm pháp luật khác.
7. Công dân thực hiện chuyển đổi giới tính 2 lần trở lên trong đời.
8. Triệt sản trong quá trình can thiệp y học mà không được sự đồng ý của người đề nghị can thiệp y học để chuyển đổi giới tính.
9. Tiết lộ thông tin, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của người chuyển đổi giới tính mà không có sự đồng ý của họ.
10. Trục lợi, gây khó khăn đối với việc can thiệp y học để chuyển đổi giới tính.
11. Thực hiện các phương pháp can thiệp y học và tư vấn khi chưa đủ điều kiện.
12. Thực hiện chuyển đổi giới tính trong thời gian chấp hành các nghĩa vụ với Nhà nước, các bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
13. Không thực hiện đầy đủ quy định của quy trình tư vấn tâm lý trước và trong khi thực hiện can thiệp y học cho người đề nghị chuyển đổi giới tính.
14. Các tổ chức, cá nhân, cơ sở khám chữa bệnh từ chối không có lý do chính đáng việc tư vấn tâm lý, can thiệp y khoa, khám chữa bệnh cho người chuyển đổi giới tính.
Như vậy, theo dự thảo Luật chuyển đổi giới tính nêu trên thì hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử, đưa thông tin sai lệch với người chuyển giới là một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong chuyển đổi giới tính.
Nghiêm cấm hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử, đưa thông tin sai lệch với người chuyển giới đúng không? (Hình từ Internet)
Quyền của người chuyển đổi giới tính như thế nào?
Căn cứ theo Điều 7 Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính người chuyển đổi giới tính có các quyền như sau:
- Được công nhận giới tính mới sau khi đã can thiệp y học để chuyển đổi giới tính khi đáp ứng đủ điều kiện theo Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính;
- Được lựa chọn phương pháp can thiệp y học để chuyển đổi giới tính phù hợp với sức khỏe, mong muốn và khả năng tài chính của mình;
- Được tư vấn, hỗ trợ về tâm lý, y tế và pháp lý trước và trong quá trình thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính;
- Có đầy đủ quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật khác có liên quan;
- Được giữ nguyên quan hệ cha, mẹ, con cũng như quyền và nghĩa vụ từ quan hệ hôn nhân gia đình trước khi chuyển đổi giới tính bao gồm cả việc nhận nuôi con nuôi;
- Được lưu giữ tinh trùng, trứng để duy trì nòi giống thông qua các dịch vụ sinh sản phù hợp với đạo lý và pháp luật Việt Nam.
- Được tham gia các hoạt động hiến máu và các chế phẩm máu, hiến tế bào gốc, hiến mô tạng một cách tự nguyện nếu có đủ sức khỏe và đảm bảo an toàn hiến tặng theo quy định của pháp luật;
- Được bảo lưu thông tin trên các văn bằng, chứng chỉ đã được cấp trước khi chuyển đổi giới tính;
- Được công nhận quyền tài sản đối với tài sản tạo lập trước khi chuyển đổi giới tính. Trường hợp trên giấy chứng nhận quyền tài sản có thông tin giới tính thì cơ quan cấp giấy chứng nhận quyền tài sản có nghĩa vụ điều chỉnh thông tin giới tính theo giới tính được công nhận của người chuyển đổi giới tính;
- Được hưởng các chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về bảo hiểm xã hội và quy định của pháp luật khác có liên quan phù hợp với giới tính đã chuyển đổi.
- Được tham gia các hoạt động thể thao, văn hóa, biểu diễn nghệ thuật theo quy định của pháp luật phù hợp với giới tính mới;
- Được tôn trọng, bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và các quyền riêng tư khác theo quy định của pháp luật;
- Được thay đổi thông tin giới tính trên các giấy tờ tùy thân sau khi được công nhận là người chuyển đổi giới tính;
- Được bảo đảm quyền học tập, lao động và hòa nhập gia đình, xã hội theo giới tính đã được công nhận;
- Được bảo đảm các quyền khác theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Nghĩa vụ của người chuyển đổi giới tính như thế nào?
Căn cứ theo Điều 8 Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính người chuyển đổi giới tính có các nghĩa vụ cụ thể như sau:
-Chấp hành tất cả các nghĩa vụ của công dân theo quy định của pháp luật phù hợp theo giới tính mới;
- Tích cực, chủ động học tập, lao động, hòa nhập gia đình, xã hội với giới tính mới.
Nội dung nêu trên là đề xuất theo Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính mới nhất (Dự thảo lần 2), hiện vẫn đang được lấy ý kiến và chưa được thông qua.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phạm vi hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào? Bộ máy giúp việc của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm có ai?
- Tải mẫu biên bản cuộc họp công ty năm 2025 hoàn chỉnh? File Word biên bản cuộc họp công ty mới nhất?
- Gợi ý quà Tết dương lịch 2025? Những món quà tặng Tết dương lịch 2025 ý nghĩa? Tết Dương lịch 2025 vào ngày mấy âm lịch?
- Lịch Vạn niên tháng 1/2025 đầy đủ, chi tiết nhất? Lịch âm dương tháng 1/2025 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?
- Luật Tố tụng hành chính quy định những gì và áp dụng cho những hoạt động nào? Quy định về việc tuân thủ pháp luật trong tố tụng hành chính?