Nghị quyết số 45-NQ/TW, ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII xác định tầm nhìn đến năm 2045 ra sao?
- Nghị quyết số 45-NQ/TW, ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII xác định tầm nhìn đến năm 2045 ra sao?
- Nghị quyết 45-NQ/TW Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII đánh giá về vai trò của đội ngũ trí thức Việt Nam trong thời gian qua như thế nào?
- Nghị quyết 45-NQ/TW Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII xác định mục tiêu đến năm 2030 thế nào?
Nghị quyết số 45-NQ/TW, ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII xác định tầm nhìn đến năm 2045 ra sao?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục II Nghị quyết 45-NQ/TW, ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới, xác định tầm nhìn đến năm 2045 như sau:
- Đội ngũ trí thức Việt Nam lớn mạnh, có chất lượng cao, cơ cấu hợp lý, thuộc tốp đầu khu vực và tiệm cận với các nước phát triển;
- Nhiều nhà khoa học có ảnh hưởng trên thế giới, đạt các giải thưởng quốc tế trên các lĩnh vực;
- Nhiều tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở giáo dục và đào tạo đạt chuẩn quốc tế đáp ứng yêu cầu của quốc gia phát triển.
Theo đó, Nghị quyết 45-NQ/TW 2023 nêu rõ tầm nhìn đến năm 2030 là phát triển đội ngũ tri thức, các nhà khoa học, các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở giáo dục và đào tạo.
Nghị quyết số 45-NQ/TW, ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII xác định tầm nhìn đến năm 2045 ra sao? (Hình từ Internet)
Nghị quyết 45-NQ/TW Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII đánh giá về vai trò của đội ngũ trí thức Việt Nam trong thời gian qua như thế nào?
Căn cứ theo Mục I Nghị quyết 45-NQ/TW 2023 nêu rõ tình hình cũng như đánh giá vai trò của đội ngũ trí thức Việt Nam trong thời gian qua như sau:
Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về đội ngũ trí thức, nhận thức trong Đảng, hệ thống chính trị và xã hội về vị trí, vai trò quan trọng của đội ngũ trí thức ngày càng đầy đủ, toàn diện và sâu sắc hơn. Việc thể chế hoá Nghị quyết được quan tâm; cơ chế, chính sách, nhất là chính sách thu hút, trọng dụng, tôn vinh, đãi ngộ nhằm phát huy vai trò của đội ngũ trí thức tiếp tục được hoàn thiện. Đội ngũ trí thức Việt Nam có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng; là lực lượng đi đầu trong nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học, công nghệ, hội nhập quốc tế; được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, đầu tư nguồn lực, cơ sở vật chất, tạo môi trường làm việc thuận lợi. Nhiều công trình, sản phẩm khoa học, công nghệ, văn hoá, tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị cao của đội ngũ trí thức góp phần quan trọng cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Một bộ phận trí thức có năng lực, trình độ tiệm cận với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Các tổ chức của trí thức được củng cố, kiện toàn, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao vai trò đại diện cho quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của trí thức; công tác tuyên truyền, vận động được tăng cường, tạo sự đồng thuận của trí thức đối với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; là cầu nối quan trọng giữa Đảng, Nhà nước với đội ngũ trí thức.
Tuy nhiên, việc phát huy vai trò của đội ngũ trí thức còn bất cập, hạn chế; một số nội dung của Nghị quyết chậm được thể chế; chính sách, pháp luật chưa hoàn thiện, đồng bộ; thiếu cơ chế, chính sách đột phá trong đầu tư, huy động nguồn lực, đào tạo, bồi dưỡng, thu hút, trọng dụng, tôn vinh trí thức, nhất là bộ phận trí thức tinh hoa, các nhà khoa học, nhà văn hoá lớn. Cơ cấu, số lượng, chất lượng đội ngũ trí thức chưa hợp lý, thiếu hụt chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực quan trọng; chưa tạo được môi trường thuận lợi động viên trí thức chủ động nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, truyền thụ kiến thức, tư vấn, phản biện xã hội; việc xây dựng đội ngũ trí thức chưa gắn với mục tiêu, nhiệm vụ của từng ngành, địa phương. Một số cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu chưa quan tâm đúng mức đến phát triển đội ngũ trí thức. Chưa xây dựng được Chiến lược quốc gia về phát triển đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Nguyên nhân của những hạn chế, khuyết điểm nêu trên chủ yếu là do nhận thức của một số cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của đội ngũ trí thức chưa đầy đủ, sâu sắc; việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước chưa đồng bộ, hiệu quả; chậm khắc phục hạn chế, bất cập trong cơ chế, chính sách đối với đội ngũ trí thức. Một bộ phận trí thức chưa nhận thức đầy đủ vai trò đối với phát triển đất nước, còn thụ động, trông chờ, ngại bày tỏ chính kiến; năng lực, phẩm chất, uy tín chưa đáp ứng yêu cầu.
Theo đó, Nghị quyết 45-NQ/TW 2023 nêu rõ tình hình cũng như đánh giá vai trò của đội ngũ trí thức Việt Nam trong thời gian qua như sau
- Thứ nhất đội ngũ trí thức Việt Nam có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng;
- Thứ hai đội ngũ trí thức Việt Nam là lực lượng đi đầu trong nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học, công nghệ, hội nhập quốc tế;
- Thứ ba đội ngũ trí thức Việt Nam được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, đầu tư nguồn lực, cơ sở vật chất, tạo môi trường làm việc thuận lợi.
Nghị quyết 45-NQ/TW Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII xác định mục tiêu đến năm 2030 thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục II Nghị quyết 45-NQ/TW năm 2023 Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII xác định mục tiêu đến năm 2030 như sau:
- Phát triển đội ngũ trí thức về số lượng và chất lượng, nhất là đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực then chốt, trọng yếu, lĩnh vực mới đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách bảo đảm khả thi, đồng bộ, tạo cơ hội, điều kiện, động lực cho đội ngũ trí thức phát triển toàn diện, nâng cao năng lực, trình độ và cống hiến cho đất nước. Ưu tiên bảo đảm nguồn lực cho đầu tư phát triển khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ cao, công nghệ lõi, công nghệ nguồn, công nghệ mũi nhọn; quan tâm đầu tư cho nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học lý luận chính trị, quản lý, giáo dục và đào tạo, y tế, văn hoá, văn học, nghệ thuật.
- Phát triển một số cơ sở nghiên cứu, cơ sở giáo dục đại học đạt trình độ tiên tiến, thuộc nhóm hàng đầu Châu Á; trong đó Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh được xếp hạng trong nhóm 500 đại học hàng đầu thế giới.
- Tăng số lượng phát minh, sáng chế, công trình khoa học trong bảng xếp hạng của khu vực và thế giới; sản phẩm khoa học, công nghệ, tác phẩm văn học, nghệ thuật đỉnh cao; công trình công bố trên các tạp chí uy tín trong nước và quốc tế. Nâng chất lượng tạp chí khoa học của Việt Nam đạt trình độ khu vực và quốc tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?
- Viết bài văn tả con vật trên tivi lớp 4? Tả con vật em đã được quan sát trên ti vi lớp 4 hay nhất?
- Phạm vi hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào? Bộ máy giúp việc của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm có ai?