Nghị quyết 22-NQ/TW quyết định chuyển Công an nhân dân vũ trang sang Bộ Quốc phòng và đổi tên thành Bộ đội Biên phòng năm nào?
- Nghị quyết 22-NQ/TW quyết định chuyển Công an nhân dân vũ trang sang Bộ Quốc phòng và đổi tên thành Bộ đội Biên phòng năm nào?
- Ai là Tư lệnh kiêm Chính ủy đầu tiên của Lực lượng Công an nhân dân Vũ trang (nay là Bộ đội Biên phòng)?
- Tính đến thời điểm hiện nay, lực lượng công an nhân dân vũ trang (Bộ đội Biên phòng) có bao nhiêu đơn vị, cá nhân được tuyên dương Anh hùng LLVT nhân dân?
- Chính sách của Nhà nước về biên phòng hiện nay ra sao?
Nghị quyết 22-NQ/TW quyết định chuyển Công an nhân dân vũ trang sang Bộ Quốc phòng và đổi tên thành Bộ đội Biên phòng năm nào?
Theo Thông tin tại Cổng TTĐT Biên phòng Việt Nam, Nghị quyết 22-NQ/TW quyết định chuyển Công an nhân dân vũ trang sang Bộ Quốc phòng và đổi tên thành Bộ đội Biên phòng là năm 1979.
Cụ thể:
Bộ đội Biên phòng Việt Nam thành lập ngày 03/03/1959 theo Nghị định 100/TTg của Thủ tướng Chính phủ với tên gọi "Công an nhân dân vũ trang" thuộc Bộ Công an.
Đến 19/12/1979, Nghị quyết 22/NQ-TW chuyển sang Bộ Quốc phòng và đổi tên thành Bộ đội Biên phòng.
Ngày 11/06/1988, theo Nghị quyết 07/NQ-TW, Bộ đội Biên phòng được chuyển giao sang Bộ Nội vụ. Ngày 08/08/1995, theo Nghị quyết 11/NQ-TW chuyển Bộ đội Biên phòng từ Bộ Nội vụ về Bộ Quốc phòng. Bộ đội Biên phòng là đơn vị Anh hùng LLVTND, được tặng Huân chương Hồ Chí Minh và nhiều huân chương cao quý khác.
Nguồn: http://bienphongvietnam.gov.vn/
http://bienphongvietnam.gov.vn/thuat-ngu-bo-doi-bien-phong-viet-nam.html
Nghị quyết 22-NQ/TW quyết định chuyển Công an nhân dân vũ trang sang Bộ Quốc phòng và đổi tên thành Bộ đội Biên phòng năm nào? (Hình từ Internet)
Ai là Tư lệnh kiêm Chính ủy đầu tiên của Lực lượng Công an nhân dân Vũ trang (nay là Bộ đội Biên phòng)?
Được sự nhất trí của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định ngày 3-3-1959, cho thành lập lực lượng Công an nhân dân vũ trang, thuộc Bộ Công an.
Theo đó, Tư lệnh kiêm Chính ủy đầu tiên của Lực lượng Công an nhân dân Vũ trang là đồng chí Phan Trọng Tuệ.
Từ năm 1958 đến 1960, Tư lệnh kiêm Chính ủy đầu tiên của Lực lượng Công an nhân dân Vũ trang Phan Trọng Tuệ đã đạt nhiều kết quả trong xây dựng lực lượng, công tác và chiến đấu.
Là Tư lệnh kiêm Chính ủy đầu tiên của Lực lượng Công an nhân dân Vũ trang, thể hiện rõ ở đồng chí Tuệ là sự sáng tạo, dũng cảm, quyết tâm vượt mọi khó khăn, ý chí cách mạng và tinh thần chiến đấu rất cao.
Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng năm 1960, đồng chí Phan Trọng Tuệ đều là đại biểu và được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương khóa III, Ủy viên Trung ương chính thức. Sau Đại hội Đảng lần thứ III, đồng chí Phan Trọng Tuệ được Trung ương giao nhiệm vụ làm Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (từ 1961 đến 1980; từ năm 1974 đến 1976, đồng chí là Phó Thủ tướng Chính phủ) và cũng là vị Bộ trưởng lâu năm nhất trong ngành Giao thông, có nhiều công lao to lớn trong xây dựng lực lượng và công tác giao thông vận tải, đảm bảo yêu cầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và chi viện cho tiền tuyến miền Nam.
Nguồn: https://cand.com.vn/
Tính đến thời điểm hiện nay, lực lượng công an nhân dân vũ trang (Bộ đội Biên phòng) có bao nhiêu đơn vị, cá nhân được tuyên dương Anh hùng LLVT nhân dân?
Tính đến năm 2023, CAND Vũ trang (Bộ đội Biên phòng) có 156 đơn vị, 67 cá nhân được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (Anh hùng LLVT nhân dân).
Với 64 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Bộ đội Biên phòng đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận bằng nhiều phần thưởng cao quý: Toàn lực lượng đã 2 lần được tuyên dương Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; được tặng thưởng 01 Huân chương Sao Vàng, 03 Huân chương Hồ Chí Minh, 02 Huân chương Độc lập, 03 Huân chương Quân công, 01 Huân chương Lao động hạng Nhì, 02 Huân chương Lao động hạng Ba; hàng vạn tập thể và cá nhân được trao tặng các phần thưởng cao quý khác...
Nguồn: dangcongsan.vn
Chính sách của Nhà nước về biên phòng hiện nay ra sao?
Căn cứ quy định tại Điều 3 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 như sau:
Chính sách của Nhà nước về biên phòng
1. Thực hiện chính sách độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, ổn định lâu dài với các nước có chung đường biên giới; mở rộng hợp tác quốc tế, đối ngoại quốc phòng, an ninh, đối ngoại biên phòng và đối ngoại nhân dân.
2. Giải quyết các vấn đề biên giới quốc gia bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích chính đáng của nhau, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Sử dụng các biện pháp chính đáng, thích hợp để bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
4. Thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng lực lượng bảo vệ biên giới quốc gia toàn dân vững mạnh, rộng khắp, Nhân dân là chủ thể, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt.
5. Củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh; ưu tiên nguồn lực đầu tư, hiện đại hóa các công trình biên giới, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ, đối ngoại ở khu vực biên giới.
6. Huy động các nguồn lực của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong thực thi nhiệm vụ biên phòng.
7. Khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân ủng hộ vật chất, tài chính, tinh thần cho thực hiện nhiệm vụ biên phòng trên nguyên tắc tự nguyện, không trái với pháp luật Việt Nam và phù hợp với pháp luật quốc tế.
Như vậy, hiện nay, về biên phòng, Nhà nước có những chính sách nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?