Nghị quyết 185/NQ-CP yêu cầu cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém, khẩn trương báo cáo phương án xử lý các ngân hàng yếu kém?
- Nghị quyết 185/NQ-CP yêu cầu cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém, khẩn trương báo cáo phương án xử lý các ngân hàng yếu kém?
- Tập trung tổ chức thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 có đúng không?
- Nhiệm vụ Chính phủ đặt ra cho Bộ Thông tin và Truyền thông trong tháng 11 năm 2023 và thời gian tới như thế nào?
Nghị quyết 185/NQ-CP yêu cầu cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém, khẩn trương báo cáo phương án xử lý các ngân hàng yếu kém?
Tại Mục 1 Nghị quyết 185/NQ-CP năm 2023 về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2023; phương hướng, nhiệm vụ tháng 11 và thời gian tới, có nêu rõ như sau:
Bên cạnh những kết quả đạt được là cơ bản, nước ta vẫn còn những hạn chế, bất cập và tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức. Tăng trưởng kinh tế chưa đạt mục tiêu đề ra. Lạm phát tuy được kiểm soát nhưng vẫn chịu nhiều sức ép. Thu ngân sách nhà nước giảm so cùng kỳ.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản đã được cải thiện nhưng chưa đạt như kỳ vọng; cơ cấu lại một số tổ chức tín dụng yếu kém còn chậm; tăng trưởng tín dụng thấp; sức hấp thụ vốn của nền kinh tế khó khăn; nợ xấu có xu hướng gia tăng
Trước tình hình trên, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:
- Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp hài hòa, hợp lý, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách khác. Điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở, hỗ trợ thanh khoản cho các tổ chức tín dụng; điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp, sẵn sàng can thiệp thị trường khi cần thiết và theo đúng quy định của pháp luật nhằm ổn định thị trường ngoại tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.
Tiếp tục phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay, nhất là đối với các khoản cho vay đang còn dư nợ hiện hữu và các khoản cho vay mới; chỉ đạo các tổ chức tín dụng cắt giảm các loại phí không cần thiết, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh.
- Điều hành tăng trưởng khối lượng và cơ cấu tín dụng hợp lý, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế. Tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng thúc đẩy tăng trưởng tín dụng đi đối với chất lượng tín dụng và an toàn vốn vay; hướng nguồn vốn tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng của nền kinh tế; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.
Tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng thương mại đấy nhanh giải ngân gói tín dụng 40 nghìn tỷ đồng hỗ trợ lãi suất, 120 nghìn tỷ đồng cho vay dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ, 15 nghìn tỷ đồng cho lĩnh vực lâm sản, thủy sản.
- Theo dõi việc triển khai thực hiện Thông tư 02/2023/TT-NHNN, Thông tư 03/2023/TT-NHNN, Thông tư 06/2023/TT-NHNN để kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ các vướng mắc phát sinh (nếu có); khẩn trương thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp được Thủ tướng Chính phủ giao tại Công điện số 990/CĐ-TTg ngày 21 tháng 10 năm 2023, rà soát thời hạn thực hiện các chính sách theo quy định tại các Thông tư để xem xét việc kéo dài nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân theo chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ tại văn bản số 3887/VPCP-KTTH ngày 20 tháng 10 năm 2023. Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung Thông tư số 16/2021/TT-NHNN ngày 10 tháng 11 năm 2021 quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu doanh nghiệp.
- Tập trung triển khai có hiệu quả Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025. Quyết liệt tổ chức thực hiện cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém, khẩn trương báo cáo cấp có thẩm quyền phương án xử lý Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn, các ngân hàng yếu kém theo Kết luận của Bộ Chính trị. Tăng cường quản lý, giám sát hoạt động của tổ chức tài chính vi mô.
Nghị quyết 185/NQ-CP yêu cầu cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém, khẩn trương báo cáo phương án xử lý các ngân hàng yếu kém?
Tập trung tổ chức thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 có đúng không?
Tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết 185/NQ-CP năm 2023 về nhiệm vụ cụ thể giao các Bộ, cơ quan, địa phương trong tháng 11 năm 2023 và thời gian tới
Chính phủ đã yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung thực hiện:
- Quyết liệt thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030 theo Kết luận 48-KL/TW năm 2023 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 35/2023/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bảo đảm mục tiêu, lộ trình thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong năm 2023, 2024 để chuẩn bị công tác tổ chức Đại hội Đảng các cấp năm 2025.
Đồng thời, yêu cầu Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương như sau:
- Tập trung tổ chức thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 đảm bảo tiến độ, mục tiêu đề ra theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện 972/CĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2023, kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Hướng dẫn, đôn đốc các địa phương giải quyết những vấn đề phát sinh, nhất là việc kiện toàn tổ chức bộ máy và giải quyết dôi dư đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị và giải quyết vấn đề trụ sở, tài sản công... tại các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã hình thành sau sắp xếp.
Nhiệm vụ Chính phủ đặt ra cho Bộ Thông tin và Truyền thông trong tháng 11 năm 2023 và thời gian tới như thế nào?
Tại Phụ lục ban hành Nghị quyết 185/NQ-CP năm 2023 có nêu rõ nhiệm vụ Chính phủ đặt ra cho Bộ Thông tin và Truyền thông trong tháng 11 năm 2023 và thời gian tới như sau:
- Tiếp tục chấn chỉnh hoạt động vi phạm pháp luật về báo chí. Phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, định hướng các cơ quan báo chí, xuất bản tăng cường truyền thông chính sách và các hoạt động quan trọng của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong những tháng cuối năm để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.
- Đôn đốc các bộ, ngành, địa phương hoàn thành các nhiệm vụ được giao về chuyển đổi số trong kế hoạch hoạt động của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số năm 2023, công bố danh mục cơ sở dữ liệu, thiết lập công dữ liệu mở.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp và cơ quan liên quan rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn về tiêu chí xác định sản phẩm công nghệ thông tin sản xuất trong nước, sản phẩm công nghệ thông tin có tính chất đặc thù; định mức kinh tế kỹ thuật trong đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, tập trung vào định mức, đơn giá, chi phí xây dựng và đánh giá, công bố chất lượng các nền tảng, hệ thống thông tin, phần mềm, Cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của các bộ, ngành, địa phương.
- Khẩn trương đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định 73/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; hoàn thành trong tháng 12 năm 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?