Nghị định 58/2024/NĐ-CP quy định chính sách về đầu tư trong lâm nghiệp? Nghị định 58/2024/NĐ-CP có hiệu lực khi nào?
Nghị định 58/2024/NĐ-CP quy định chính sách về đầu tư trong lâm nghiệp? Nghị định 58/2024/NĐ-CP có hiệu lực khi nào?
Ngày 24/05/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 58/2024/NĐ-CP tải về về một số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp.
Đối tượng áp dụng Nghị định 58/2024/NĐ-CP bao gồm các đối tượng sau:
Cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, có liên quan đến hoạt động phát triển rừng, chế biến lâm sản.
Tại Chương II Nghị định 58/2024/NĐ-CP quy định một số chính sách về bảo vệ và phát triển rừng bao gồm các chính sách sau:
(1) Chính sách đối với rừng đặc dụng
(2) Chính sách đối với rừng phòng hộ
(3) Chính sách đối với rừng sản xuất
(4) Chính sách chung về bảo vệ rừng và chế biến lâm sản.
Tại Điều 37 Nghị định 58/2024/NĐ-CP quy định về hiệu lực thi hành như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 7 năm 2024.
2. Các văn bản, quy định sau đây hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành:
...
Như vậy, Nghị định 58/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 7 năm 2024.
Nghị định 58/2024/NĐ-CP quy định chính sách về đầu tư trong lâm nghiệp? (Hình từ Internet)
Đầu tư trong lâm nghiệp cần đáp ứng những nguyên tắc nào?
Tại Điều 4 Nghị định 58/2024/NĐ-CP quy định về nguyên tắc đầu tư trong lâm nghiệp như sau:
Nguyên tắc đầu tư trong lâm nghiệp
1. Nhà nước bảo đảm nguồn lực cho hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; cấp kinh phí bảo vệ và phát triển rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa rừng phù hợp với khả năng cân đối vốn từ ngân sách nhà nước trong kế hoạch trung hạn và hằng năm.
2. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân tự đầu tư, huy động vốn hợp pháp để thực hiện dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng, chế biến lâm sản.
Như vậy, việc đầu tư trong lâm nghiệp cần đáp ứng những nguyên tắc sau:
- Nhà nước bảo đảm nguồn lực cho hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; cấp kinh phí bảo vệ và phát triển rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa rừng phù hợp với khả năng cân đối vốn từ ngân sách nhà nước trong kế hoạch trung hạn và hằng năm.
- Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân tự đầu tư, huy động vốn hợp pháp để thực hiện dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng, chế biến lâm sản.
Việc hỗ trợ đầu tư trong lâm nghiệp được quy định như thế nào?
Tại Điều 27 Nghị định 58/2024/NĐ-CP quy định về cơ chế đầu tư và hỗ trợ đầu tư như sau:
- Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước đầu tư, hỗ trợ đầu tư cho các hoạt động đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật về đầu tư công:
+ Các hoạt động ưu tiên sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển bao gồm: trồng rừng, nuôi dưỡng rừng tự nhiên, làm giàu rừng đặc dụng theo quy định tại Điều 7; trồng rừng, nuôi dưỡng rừng tự nhiên, làm giàu rừng phòng hộ theo quy định tại Điều 11; trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ theo quy định tại Điều 14; xây dựng đường lâm nghiệp và xây dựng đường băng cản lửa tại những khu rừng sản xuất theo quy định tại Điều 17; đầu tư cơ sở sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp theo quy định tại Điều 22; đầu tư khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Điều 24; những hoạt động mang tính chất chuyên ngành khác theo quy định tại Điều 25 Nghị định 58/2024/NĐ-CP.
+ Các hoạt động ưu tiên sử dụng nguồn vốn chi thường xuyên bao gồm: bảo vệ rừng đặc dụng theo quy định tại Điều 5; phát triển sinh kế, cải thiện đời sống người dân vùng đệm của các khu rừng đặc dụng theo quy định tại Điều 8; bảo vệ rừng phòng hộ theo quy định tại Điều 9; bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa rừng theo quy định tại Điều 12; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung theo quy định tại các Điều 6, 10 và 13; hỗ trợ tín dụng đầu tư trồng rừng gỗ lớn theo quy định tại Điều 15; xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo quy định tại Điều 16; chữa cháy rừng theo quy định tại Điều 20; trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng theo quy định tại Điều 21; hỗ trợ trồng cây phân tán theo quy định tại Điều 23; những hoạt động mang tính chất chuyên ngành khác theo quy định tại Điều 25 Nghị định 58/2024/NĐ-CP.
+ Nguồn kinh phí từ chi trả dịch vụ môi trường rừng thực hiện chi trả theo quy định tại Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp 2017; được sử dụng kinh phí chi trả cho bảo vệ rừng, khoán bảo vệ rừng ngoài nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo mức đầu tư, hỗ trợ đầu tư quy định tại Nghị định 58/2024/NĐ-CP.
+ Hội đồng nhân dân cấp tỉnh căn cứ mức đầu tư, hỗ trợ đầu tư, mức khoán bảo vệ rừng quy định tại các Điều 5, 6, 7, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 16, 19, 21, 22 và 23 quyết định mức đầu tư, hỗ trợ đầu tư cụ thể phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.
+ Các bộ, ngành có liên quan căn cứ mức đầu tư, hỗ trợ đầu tư quy định tại các Điều 5, 6, 7, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 19 và 22 quyết định mức đầu tư, hỗ trợ đầu tư cụ thể đối với chủ rừng trực thuộc.
+ Trình tự lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, quyết định phê duyệt dự án đầu tư đối với các hoạt động quy định tại điểm a khoản 1 Điều 27 Nghị định 58/2024/NĐ-CP, thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật đầu tư công và pháp luật có liên quan khác. Đối với hoạt động đầu tư lâm sinh thuộc dự án đầu tư đã được phê duyệt, việc lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán thực hiện theo quy định tại Chương IV Nghị định này. Đối với các hạng mục công trình khác, việc lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán thực hiện theo quy định của pháp luật đầu tư công và pháp luật về xây dựng. Trình tự lập dự toán, thanh, quyết toán kinh phí cho các hoạt động quy định tại điểm b khoản 1 Điều 27 Nghị định 58/2024/NĐ-CP, thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước 2015 và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành.
+ Kế hoạch vốn ngân sách nhà nước phân giao cho các dự án công trình lâm sinh thực hiện theo chu kỳ các biện pháp kỹ thuật lâm sinh. Thời gian thực hiện thanh toán, kế hoạch vốn năm trước đối với dự án trồng rừng chậm nhất không quá 30 tháng 6 năm sau.
+ Kinh phí cấp cho bảo vệ rừng, khoán bảo vệ rừng theo hồ sơ thiết kế bảo vệ rừng và khoán bảo vệ rừng, hợp đồng khoán bảo vệ rừng, được cấp và sử dụng kinh phí theo định mức quy định tại Nghị định 58/2024/NĐ-CP, thực hiện trong năm ngân sách.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch đi làm lại sau Tết Nguyên Đán 2025? Lịch đi làm lại sau Tết Âm lịch 2025 của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động?
- Đá khối làm đá ốp lát công trình xây dựng là đá như thế nào? Quy cách, chỉ tiêu kỹ thuật đá khối làm đá ốp lát xuất khẩu?
- Tội chống người thi hành công vụ theo Bộ luật Hình sự 2015 có khung hình phạt như thế nào?
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 đã quyết nghị lấy ngày 3 2 làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Mừng thọ 70 tuổi gọi là gì? Cách tổ chức lễ mừng thọ 70 tuổi theo Thông tư 06 chi tiết, cụ thể?