Nghị định 37/2022/NĐ-CP: Tăng thẩm quyền xử phạt của Trưởng ban cơ yếu Chính phủ lên 75.000.000 đồng?
Thẩm quyền xử phạt của Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ theo Nghị định 120/2013/NĐ-CP?
Căn cứ theo quy định tại Điều 48 Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu quy định về thẩm quyền xử phạt của Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ cụ thể như sau:
"Điều 48. Thẩm quyền xử phạt của Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ
Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ có quyền:
1. Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
2. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
3. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả khi xử phạt vi phạm theo quy định tại Mục 1 Chương III của Nghị định này."
Nghị định 37/2022/NĐ-CP: Tăng thẩm quyền xử phạt của Trưởng ban cơ yếu Chính phủ lên 75.000.000 đồng?
Thẩm quyền xử phạt của Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ theo Nghị định 37/2022/NĐ-CP?
Tại khoản 44 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của Việt Nam quy định về thẩm quyền xử phạt của Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ cụ thể như sau:
"Điều 48. Thẩm quyền xử phạt của Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ
Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều 2b Nghị định này."
Thủ tục xử phạt, thi hành quyết định xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả?
Ngoài sửa đổi, bổ sung một số điều khoản tại Nghị định 120/2013/NĐ-CP, tại khoản 46 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của Việt Nam còn bổ sung thêm thủ tục xử phạt, thi hành quyết định xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả cụ thể như sau:
- Thủ tục xử phạt, thi hành quyết định xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu thực hiện theo quy định tại Chương III Phần thứ hai Luật Xử lý vi phạm hành chính và quy định tại Nghị định này.
- Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu có quyền tạm giữ giấy tờ có liên quan đến phương tiện, chứng chỉ chuyên môn cho đến khi cá nhân, tổ chức chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có những giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân vi phạm đưa phương tiện về trụ sở cơ quan để giải quyết hoặc tạm giữ tang vật, phương tiện theo thẩm quyền.
- Trong trường hợp vi phạm mà Nghị định này quy định hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu được quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân vi phạm đưa phương tiện về trụ sở cơ quan để giải quyết hoặc tạm giữ tang vật phương tiện theo thẩm quyền.
- Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm về sử dụng đất quốc phòng, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu thực hiện xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
- Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm liên quan đến tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu thực hiện xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.
- Khi phát hiện hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng các sản phẩm mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều 44 thì người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm sang cơ quan tiến hành tố tụng hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 62 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng hình sự không truy cứu trách nhiệm hình sự, thì chuyển hồ sơ vụ vi phạm đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 62, Điều 63 của Luật Xử lý vi phạm hành chính để xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 44 Nghị định này.
Nghị định 37/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ 22/07/2022.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu sổ tiếp nhận lưu trú mới nhất là mẫu nào? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng trong trường hợp nào?
- Tạm ngừng xuất khẩu là biện pháp áp dụng đối với hàng hóa từ đâu đến đâu theo quy định pháp luật?
- Người dân có được soát người, khám xét người khác khi nghi bị lấy cắp đồ không? Có bị truy cứu TNHS?
- Máy điều hòa có phải là hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không? Thuế suất thuế TTĐB của máy điều hòa là bao nhiêu?
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?