Nghị định 19/2025/NĐ-CP về thủ tục đầu tư đặc biệt? Thủ tục đăng ký cấp GCN đăng ký đầu tư theo thủ tục đầu tư đặc biệt mới ra sao?
Nghị định 19/2025/NĐ-CP về thủ tục đầu tư đặc biệt? Thủ tục đăng ký cấp GCN đăng ký đầu tư theo thủ tục đầu tư đặc biệt mới ra sao?
Ngày 10 tháng 02 năm 2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định 19/2025/NĐ-CP định chi tiết Luật Đầu tư về thủ tục đầu tư đặc biệt.
Theo đó, Nghị định 19/2025/NĐ-CP tải quy định chi tiết về thủ tục đầu tư đặc biệt quy định tại Điều 36a của Luật Đầu tư, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 2 của Luật số 57/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.
Tại Điều 3 Nghị định 19/2025/NĐ-CP quy định mới về thủ tục đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như sau:
- Hồ sơ đăng ký cấp GCN đăng ký đầu tư thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 36a của Luật Đầu tư và các nội dung quy định sau:
- Cam kết của nhà đầu tư tại văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư gồm các nội dung sau:
+ Các điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan theo quy định của pháp luật về xây dựng, bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy;
+ Đánh giá sơ bộ sự phù hợp của dự án với điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan theo quy định của pháp luật về xây dựng, bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy.
+ Cam kết về việc đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan theo quy định của pháp luật về xây dựng, bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy; không thực hiện các hành vi bị cấm theo quy định của pháp luật về xây dựng, bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy và chịu hoàn toàn trách nhiệm trong trường hợp không thực hiện đúng nội dung cam kết.
- Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định cho Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế (Ban quản lý). Ban Quản lý xem xét, đánh giá và cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại khoản 4 Điều 36a của Luật Đầu tư 2020.
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư kèm theo cam kết của nhà đầu tư được gửi đồng thời cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về quản lý trật tự xây dựng, bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy tại địa phương.
- Việc đánh giá sự phù hợp của dự án với quy hoạch quy định tại điểm b khoản 3 Điều 36a của Luật Đầu tư 2020 được thực hiện như sau:
+ Đánh giá sự phù hợp của dự án với quy hoạch phân khu khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung và khu thương mại tự do.
+ Trường hợp dự án được đề xuất tại khu vực không phải lập quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch phân khu phải điều chỉnh và chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch chung thành phố; thị xã; thị trấn; đô thị mới; huyện hoặc xã được phê duyệt trừ trường hợp: khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, khu thương mại tự do và khu chức năng trong khu kinh tế có quy hoạch phân khu có hiệu lực theo quy định của Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024 thì đánh giá sự phù hợp của dự án với quy hoạch phân khu (*).
+ Trường hợp dự án được đề xuất thực hiện tại khu chức năng trong khu kinh tế thì đánh giá sự phù hợp của dự án với quy hoạch chung khu kinh tế hoặc quy hoạch chung thành phố, thị xã được phê duyệt trừ trường hợp (*) ở trên.
- Đối với dự án có đề nghị Nhà nước cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì đánh giá khả năng đáp ứng điều kiện cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; sự phù hợp của nhu cầu sử dụng đất với mục tiêu, quy mô, vốn đầu tư, địa điểm, tiến độ thực hiện dự án.
- Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thực hiện theo quy định tại Điều 40 của Luật Đầu tư 2020, trong đó bao gồm nội dung cam kết của nhà đầu tư.
- Tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập theo quy định tại khoản 5 Điều 36a Luật Đầu tư 2020 phải đăng ký ngành, nghề đầu tư kinh doanh phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 36a Luật Đầu tư 2020 và chỉ được điều chỉnh nội dung đăng ký doanh nghiệp để bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh khác sau khi đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định.
Nghị định 19/2025/NĐ-CP về thủ tục đầu tư đặc biệt? Thủ tục đăng ký cấp GCN đăng ký đầu tư theo thủ tục đầu tư đặc biệt mới ra sao? (Hình từ Internet)
Thủ tục bảo đảm thực hiện dự án đầu tư được quy định ra sao?
Tại Điều 4 Nghị định 19/2025/NĐ-CP nêu rõ:
- Nhà đầu tư thực hiện ký quỹ hoặc nộp cam kết bảo lãnh của tổ chức tín dụng về nghĩa vụ ký quỹ sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và trước khi tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (đối với trường hợp nhà đầu tư không tạm ứng tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư) hoặc trước thời điểm ban hành quyết định cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất (đối với trường hợp nhà đầu tư đã tạm ứng tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư) hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với trường hợp khu đất thực hiện dự án đã được Nhà nước bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và thu hồi đất).
- Về hoàn trả nghĩa vụ bảo đảm thực hiện dự án,
+ Hoàn trả 50% số tiền ký quỹ hoặc giảm 50% số tiền bảo lãnh nghĩa vụ ký quỹ tại thời điểm nhà đầu tư gửi Ban quản lý văn bản thông báo khởi công kèm theo các tài liệu quy định tại khoản 8 Điều 36a của Luật Đầu tư 2020;
+ Hoàn trả số tiền ký quỹ còn lại và tiền lãi phát sinh từ số tiền ký quỹ (nếu có) hoặc chấm dứt hiệu lực của bảo lãnh nghĩa vụ ký quỹ tại thời điểm nhà đầu tư gửi Ban quản lý biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng để đưa vào khai thác sử dụng.
Dự án đầu tư thuộc đối tượng phải cấp giấy phép môi trường thì thực hiện dự án đầu tư thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 19/2025/NĐ-CP quy định việc thực hiện dự án đầu tư thuộc đối tượng phải cấp giấy phép môi trường như sau:
Dự án đầu tư thuộc đối tượng thực hiện đánh giá tác động môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020 khi đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 36a của Luật Đầu tư 2020 thì nhà đầu tư không phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Trường hợp dự án thuộc đối tượng phải cấp Giấy phép môi trường, nhà đầu tư thực hiện như sau:
+ Thực hiện thủ tục cấp Giấy phép môi trường trước khi khởi công xây dựng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường tương ứng với trường hợp dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
+ Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép môi trường thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường áp dụng tương ứng đối với dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.
- Đối với dự án thuộc trường hợp phải đăng ký môi trường, nhà đầu tư thực hiện đăng ký môi trường theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường 2020.

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người lái xe phải tắt đèn chiếu xa, bật đèn chiếu gần khi chuyển hướng xe tại nơi đường giao nhau đúng không?
- Kết luận 126-KL/TW nghiên cứu sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện để sắp xếp, hoàn thiện bộ máy trong năm 2025, nhiệm kỳ 2025-2030 ra sao?
- Chủ tịch nước bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ cần căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội đúng không?
- Lỗi Quay đầu xe máy theo Nghị định 168: Mức phạt cao nhất, có bị trừ điểm giấy phép lái xe? Không được quay đầu xe ở những nơi nào?
- Chúc mừng sinh nhật bạn hay, ý nghĩa? Lời chúc mừng sinh nhật bạn thân? Đăng hình chúc mừng sinh nhật bạn lên Facebook cần lưu ý điều gì?