Nghị định 08 2025 quy định việc quản lý sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi? Nghị định 08 2025 có hiệu lực khi nào?
Nghị định 08 2025 quy định việc quản lý sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi?
Ngày 9/1/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 08/2025/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi.
Nghị định 08/2025/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi do Nhà nước đầu tư, quản lý.
Nghị định 08/2025/NĐ-CP không điều chỉnh đối với:
- Tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi là công trình thủy lợi nội đồng, công trình thủy lợi nhỏ theo quy định của pháp luật về thủy lợi. Việc quản lý, sử dụng và khai thác đối với các công trình này được thực hiện theo quy định của pháp luật về thủy lợi và pháp luật khác có liên quan.
- Trụ sở làm việc, văn phòng làm việc của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được giao tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi nằm ngoài phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
Việc quản lý, sử dụng đối với các tài sản này thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công tương ứng với mô hình tổ chức của đối tượng được giao quản lý tài sản.
Chi phí cho việc bảo dưỡng, sửa chữa, bảo trì trụ sở làm việc, văn phòng làm việc của đối tượng được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được sử dụng từ nguồn tài chính trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi.
- Tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi do đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân quản lý. Việc quản lý, sử dụng và khai thác đối với các tài sản này được thực hiện theo quy định của pháp luật về thủy lợi, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân.
- Công trình thủy lợi do các đối tượng khác (ngoài đối tượng quy định tại Điều 6 Nghị định 08/2025/NĐ-CP) quản lý. Việc quản lý, sử dụng và khai thác đối với các công trình này được thực hiện theo quy định của pháp luật về thủy lợi và pháp luật khác có liên quan.
Đối với tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi do các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, đối tượng khác (ngoài đối tượng quy định tại Điều 6 Nghị định 08/2025/NĐ-CP) quản lý, khi xử lý theo hình thức điều chuyển về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc địa phương để quản lý, sử dụng thì thực hiện theo quy định của pháp luật về thủy lợi và pháp luật chuyên ngành liên quan đến tài sản điều chuyển.
Trường hợp pháp luật về thủy lợi và pháp luật chuyên ngành liên quan đến tài sản điều chuyển chưa có quy định về việc xử lý thì Bộ Tài chính quyết định điều chuyển tài sản; trình tự, thủ tục điều chuyển tài sản được thực hiện theo quy định tại Điều 22 Nghị định 08/2025/NĐ-CP.
Nghị định 08/2025/NĐ-CP áp dụng với các đối tượng sau:
(1) Cơ quan quản lý nhà nước về thủy lợi.
(2) Cơ quan chuyên môn về thủy lợi.
(3) Đối tượng được giao tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi.
(4) Tổ chức, doanh nghiệp nhận thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi, nhận chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi.
(5) Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Nghị định 08 2025 quy định việc quản lý sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi? Nghị định 08 2025 có hiệu lực khi nào? (Hình từ Internet)
Nghị định 08 2025 NĐ-CP có hiệu lực khi nào?
Tại Điều 29 Nghị định 08/2025/NĐ-CP quy định về hiệu lực thi hành như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 09 tháng 01 năm 2025.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 129/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi.
3. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật dẫn chiếu tại Nghị định này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì thực hiện theo quy định tương ứng tại văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.
Theo quy định trên, Nghị định 08/2025/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 09 tháng 01 năm 2025.
Phân loại tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi gồm những loại nào?
Tại Điều 5 Nghị định 08/2025/NĐ-CP quy định 03 tiêu chí phân loại tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi bao gồm:
- Phân loại theo chức năng của tài sản:
+ Đập, hồ chứa nước, cống, trạm bơm, hệ thống dẫn, chuyển nước, kè, bờ bao thủy lợi theo quy định của pháp luật về thủy lợi.
+ Trụ sở làm việc, văn phòng làm việc của đối tượng được giao tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi nằm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
+ Tài sản khác phục vụ quản lý, khai thác thủy lợi gồm: Nhà quản lý, trạm quản lý, đường quản lý; thiết bị quan trắc; kho, bãi vật tư, vật liệu; cột mốc chỉ giới, biển báo và các công trình, vật kiến trúc khác phục vụ quản lý, khai thác công trình thủy lợi.
- Phân loại theo cấp quản lý:
+ Tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt, công trình thủy lợi mà việc khai thác và bảo vệ liên quan đến 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
+ Tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là các công trình thủy lợi không thuộc phạm vi điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định 08/2025/NĐ-CP
- Tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia được xác định theo quy định của pháp luật về thủy lợi và pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Kon Tum? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Kon Tum chi tiết?
- Bài tuyên truyền về phòng chống pháo nổ dịp Tết Ất Tỵ 2025? Bài tuyên truyền truyền phòng chống cháy nổ dịp Tết Nguyên đán?
- Điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Đắk Lắk? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Đắk Lắk chi tiết?
- Đi sai làn đường là gì? Lỗi đi sai làn đường 2025 bị phạt bao nhiêu? Quy tắc sử dụng làn đường?
- Người giám định tư pháp theo vụ việc được quy định như thế nào từ 01 03 2025 theo Thông tư 03/2025?