Ngày lễ tình nhân Valentine, người dưới 18 tuổi có được đặt phòng khách sạn, nhà nghỉ không?
Ngày lễ tình nhân Valentine 2023 rơi vào thứ mấy? Có bao nhiêu ngày valentine trong năm?
Ngày Valentine (tên tiếng Anh là Valentine’s Day, Saint Valentine’s Day) còn được gọi là ngày lễ tình yêu, ngày lễ tình nhân. Ngày lễ được bắt nguồn từ châu Âu nhằm tôn vinh tình yêu. Ngày Valentine được tổ chức vào ngày 14/2 hằng nằm. Năm 2023, ngày Valentine sẽ rơi vào thứ ba ngày 14/2/2023
Valentine không chỉ có 1 ngày mà có đến 3 ngày trong 1 năm. Mỗi ngày đều mang một ý nghĩa, thông điệp riêng.
Ngày Valentine Đỏ 14 Tháng 2
Đây là ngày lễ tình nhân truyền thống được nhiều người biết đến vào ngày 14/2. Trong ngày Valentine Đỏ, con gái sẽ tặng quà cho bạn trai với những lời chúc tình cảm nhất.
Ngày Valentine Trắng 14 Tháng 3
Ngày Valentine Trắng được bắt nguồn từ Nhật Bản vào những năm 60 thế kỷ 20, tổ chức vào ngày 14/3 hàng năm. Trong ngày này, các chàng trai sẽ đáp lễ cô gái đã tặng quà cho mình vào ngày 14/2.
Ngày Valentine Đen 14 Tháng 4
Ngày Valentine Đen có nguồn gốc từ Hàn Quốc thường diễn ra vào ngày 14/4 hàng năm. Được gọi là Valentine Đen bởi vì ngày này, những chàng trai cô gái còn độc thân sẽ cùng rủ nhau đi ăn mì đen. Họ muốn khẳng định rằng cho dù vẫn còn độc thân thì vẫn vui vẻ. Ngày valentine Đen chính là ngày dành cho những người độc thân.
Ngày lễ tình nhân Valentine, người dưới 18 tuổi có được đặt phòng khách sạn, nhà nghỉ không? (Hình từ internet)
Ngày lễ tình nhân Valentine, người dưới 18 tuổi có được đặt phòng khách sạn, nhà nghỉ không?
Căn cứ tại Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Người chưa thành niên
1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Đồng thời căn cứ vào Điều 116 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Giao dịch dân sự
Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Theo như quy định trên, người dưới 18 tuổi là người chưa thành niên. Đồng thời đi thuê phòng khách sạn, nhà nghỉ là một giao dịch dân sự.
Như phân tích ở trên, đi thuê phòng khách sạn, khách sạn là một giao dịch dân sự. Khi đó thì người chưa thành niên sẽ cần phải có sự đồng ý của bố mẹ, người đại diện để được thực hiện giao dịch này.
Tuy nhiên, người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. Theo đó, người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể tự mình đặt phòng khách sạn, nhà nghỉ khi có căn cước công dân.
Khách sạn, nhà nghỉ có phải kiểm tra giấy tờ tùy thân của khách thuê phòng không?
Căn cứ theo Điều 44 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú
Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 25 Nghị định này, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú có trách nhiệm:
1. Ban hành nội quy quy định về công tác đảm bảo an ninh, trật tự, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy, niêm yết tại nơi dễ thấy, dễ đọc.
2. Kiểm tra giấy tờ tùy thân của khách lưu trú, gồm một trong các loại giấy tờ sau: Giấy chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu; Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú (đối với người nước ngoài); các loại giấy tờ có dán ảnh do các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam cấp.
Khi khách lưu trú không có giấy tờ tùy thân thì sau khi bố trí vào phòng nghỉ phải thông báo ngay cho Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an quản lý địa bàn.
3. Ghi đầy đủ thông tin của khách lưu trú vào sổ quản lý (hoặc nhập đầy đủ thông tin vào máy tính) trước khi cho khách vào phòng nghỉ.
4. Thông báo cho Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi quản lý địa bàn đối với khách lưu trú là người Việt Nam và khai báo tạm trú đối với khách lưu trú là người nước ngoài (nghỉ qua đêm hoặc nghỉ theo giờ) phải thực hiện trước 23 giờ trong ngày. Trường hợp khách đến lưu trú sau 23 giờ thì thông báo trước 08 giờ sáng ngày hôm sau. Việc thông báo thực hiện theo các hình thức sau:
a) Đối với khách lưu trú là người Việt Nam, nếu cơ sở kinh doanh đã kết nối mạng Internet với cơ quan Công an thì việc thông báo thực hiện qua mạng Internet; nếu cơ sở kinh doanh chưa kết nối mạng Internet thì thông báo trực tiếp tại cơ quan Công an hoặc thông báo qua điện thoại;
b) Đối với khách là người nước ngoài, cơ sở kinh doanh phải ghi mẫu Phiếu khai báo tạm trú cho người nước ngoài và chuyển đến cơ quan Công an.
5. Kiểm tra và quản lý giấy tờ tùy thân của người đến thăm khách lưu trú tại phòng nghỉ, ghi đầy đủ thông tin vào sổ và trả lại giấy tờ tùy thân khi họ ra khỏi cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú.
6. Lưu trữ thông tin của khách lưu trú và thông tin của người đến thăm khách lưu trú tại phòng nghỉ trong thời hạn ít nhất 36 tháng.
7. Trường hợp khách mang theo vũ khí, công cụ hỗ trợ, phải yêu cầu xuất trình giấy phép sử dụng do cơ quan Công an hoặc Quân đội cấp, nếu khách không xuất trình giấy phép sử dụng phải báo ngay cho cơ quan Công an.
Theo đó, khách sạn, nhà nghỉ cần phải có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ tùy thân của khách lưu trú, gồm một trong các loại giấy tờ sau: Giấy chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu; Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú (đối với người nước ngoài); các loại giấy tờ có dán ảnh do các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?