Ngày Di sản văn hóa Việt Nam có ý nghĩa gì? Ngày 23 tháng 11 năm 2024 là thứ mấy? NLĐ có được nghỉ làm 23/11 không?
Ngày Di sản văn hóa Việt Nam có ý nghĩa gì? Ngày di sản văn hóa Việt Nam nhằm mục đích gì?
"Ngày Di sản văn hóa Việt Nam có ý nghĩa gì?" "Ngày di sản văn hóa Việt Nam nhằm mục đích gì?" là những câu hỏi được quan tâm gần đây.
Căn cứ theo Điều 2 Quyết định 36/2005/QĐ-TTg quy định việc tổ chức "Ngày Di sản văn hoá Việt Nam" hàng năm phải thiết thực, có hiệu quả, tránh hình thức, không phô trương lãng phí và bảo đảm các yêu cầu sau đây:
- Giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm bảo vệ di sản văn hóa Việt Nam trong toàn dân;
- Tăng cường ý thức trách nhiệm, niềm tự hào của những người làm công tác bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;
- Động viên phong trào thi đua lao động sản xuất, nâng cao kỷ luật, đạo đức cách mạng của cán bộ, công chức, viên chức trong ngành văn hoá - thông tin nói chung và trong lĩnh vực di sản văn hóa nói riêng;
- Biểu dương, khen thưởng kịp thời đối với cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá dân tộc theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng.
Thông tin về "Ngày Di sản văn hóa Việt Nam có ý nghĩa gì?" "Ngày di sản văn hóa Việt Nam nhằm mục đích gì?" như trên.
Ngày Di sản văn hóa Việt Nam có ý nghĩa gì? Ngày 23 tháng 11 năm 2024 là thứ mấy? NLĐ có được nghỉ làm 23/11 không? (Hình từ Internet)
Ngày 23 tháng 11 năm 2024 là thứ mấy?
Dưới đây là lịch tháng 11 năm 2024:
Cụ thể, tháng 11 năm 2024 bắt đầu từ ngày 01/11/2024 (Thứ 6) nhằm ngày 1/10/2024 âm lịch và kết thúc vào ngày 30/11/2024 (Thứ bảy) nhằm ngày 30/10/2024 âm lịch.
Như vậy, 23 11 dương là 23 10 âm 2024. Ngày 23 tháng 11 năm 2024 là thứ bảy.
Ngày 23 tháng 11 người lao động có được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương không?
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì ngày 23 tháng 11 không phải là ngày nghỉ lễ, tết mà người lao động được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương do Nhà nước quy định.
Theo đó, nếu ngày 23 tháng 11 trúng vào ngày làm việc bình thường thì người lao động vẫn phải làm việc và không được nghỉ.
Tuy nhiên, người lao động có thể được phép nghỉ nếu chính sách công ty có quy định được nghỉ lễ trong ngày 23 tháng 11.
Ngoài ra, người lao động nếu có nhu cầu nghỉ vào ngày 23 tháng 11 thì có thể làm đơn xin nghỉ hưởng lương hoặc nghỉ không hưởng lương.
Chính sách của Nhà nước về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 98/2010/NĐ-CP quy định chính sách của Nhà nước về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa như sau:
(1) Xây dựng và thực hiện chương trình mục tiêu bảo tồn các di sản văn hóa tiêu biểu.
(2) Khen thưởng tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; xét tặng danh hiệu vinh dự nhà nước và thực hiện các chính sách ưu đãi về tinh thần và vật chất đối với nghệ nhân, nghệ sĩ nắm giữ và có công phổ biến nghệ thuật truyền thống, bí quyết nghề nghiệp có giá trị đặc biệt.
(3) Nghiên cứu áp dụng thành tựu khoa học công nghệ vào các hoạt động sau đây:
- Thăm dò, khai quật khảo cổ; bảo quản, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích;
- Thẩm định, quản lý sưu tập, bảo quản hiện vật, chỉnh lý, đổi mới nội dung, hình thức trưng bày và hoạt động giáo dục của bảo tàng;
- Sưu tầm, lưu giữ và phổ biến giá trị di sản văn hóa phi vật thể; thành lập ngân hàng dữ liệu về di sản văn hóa phi vật thể.
(4) Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
(5) Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đóng góp về tinh thần và vật chất hoặc trực tiếp tham gia các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
(6) Mở rộng các hình thức hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; xây dựng và thực hiện các dự án hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ái kỷ là gì? Dấu hiệu của ái kỷ? Khám sức khỏe định kỳ cho người lao động có khám tâm thần không?
- Mẫu đề án thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học, phân hiệu trường đại học mới nhất? Tải mẫu?
- Tổng hợp mẫu biên bản điều tra tai nạn lao động mới nhất? Cách ghi biên bản điều tra tai nạn lao động?
- Tổ chức đào tạo pháp luật về giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng theo Thông tư 35/2024 ra sao?
- Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng trước thời hạn chuẩn pháp lý? Thế nào là thanh lý hợp đồng trước thời hạn?