Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh giá vàng trong nước theo quy chế nào? Doanh nghiệp kinh doanh mua bán vàng có trách nhiệm gì?
Trách nhiệm của doanh nghiệp hoạt động kinh doanh mua bán vàng miếng là gì?
Căn cứ Điều 12 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định về tách nhiệm của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng như sau:
Doanh nghiệp, tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng có trách nhiệm:
- Chỉ được phép mua, bán các loại vàng miếng quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Nghị định này.
- Không được phép thực hiện kinh doanh vàng miếng thông qua các đại lý ủy nhiệm.
- Chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn chứng từ.
- Niêm yết công khai tại địa điểm giao dịch về giá mua và giá bán vàng miếng.
- Có biện pháp và trang thiết bị bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh.
- Tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh giá vàng trong nước theo quy chế nào? Doanh nghiệp kinh doanh mua bán vàng có trách nhiệm gì? (Hình từ Internet)
Ngân hàng nhà nước điều chỉnh giá vàng trong nước theo quy chế nào?
Tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 24/2012/NÐ-CP quy định về nguyên tắc quản lý:
Nguyên tắc quản lý
1. Quyền sở hữu vàng hợp pháp của tổ chức, cá nhân được công nhận và bảo vệ theo quy định của pháp luật.
2. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan thay mặt Chính phủ thống nhất quản lý các hoạt động kinh doanh vàng theo quy định tại Nghị định này.
3. Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng.
4. Quản lý hoạt động kinh doanh vàng nhằm phát triển ổn định và bền vững thị trường vàng, bảo đảm hoạt động sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu theo quy định của pháp luật.
5. Tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh vàng phải tuân thủ các quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
6. Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện và phải được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
7. Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
8. Hoạt động phái sinh về vàng của các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo Điều 105 Luật các tổ chức tín dụng.
9. Các hoạt động kinh doanh vàng khác, trừ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng, hoạt động mua, bán vàng nguyên liệu trong nước của doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ và doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ và các hoạt động quy định tại Khoản 6, 7, 8 Điều này, là hoạt động kinh doanh thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh. Tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện các hoạt động kinh doanh vàng khác sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép và được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép.
Và khoản 4 Điều 3 Nghị định 24/2012/NÐ-CP giải thích hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản như sau:
Giải thích từ ngữ
...
4. Hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản là hoạt động kinh doanh vàng qua tài khoản, dưới hình thức giao dịch ký quỹ và giá trị ròng được định giá lại liên tục theo biến động của giá vàng.
Theo Điều 16 Nghị định 24/2012/NÐ-CP quy định về trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước như sau:
Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước
1. Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm xây dựng, trình các cấp có thẩm quyền ban hành chiến lược, kế hoạch về phát triển thị trường vàng và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo quy định tại Nghị định này.
2. Ngân hàng Nhà nước được bổ sung vàng miếng vào Dự trữ ngoại hối Nhà nước.
3. Ngân hàng Nhà nước thực hiện can thiệp, bình ổn thị trường vàng thông qua các biện pháp sau đây:
a) Xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định này.
b) Tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng thông qua việc quyết định hạn mức, thời điểm sản xuất và phương thức thực hiện sản xuất vàng miếng phù hợp trong từng thời kỳ. Chi phí tổ chức sản xuất vàng miếng được hạch toán vào chi phí hoạt động của Ngân hàng Nhà nước.
c) Thực hiện mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước và tổ chức huy động vàng theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
4. Ngân hàng Nhà nước cấp, thu hồi:
a) Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
b) Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.
c) Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu.
d) Giấy phép mang theo vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh của cá nhân vượt mức quy định.
đ) Giấy phép đối với các hoạt động kinh doanh vàng khác sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
5. Ngân hàng Nhà nước thực hiện kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng, vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu và hoạt động kinh doanh vàng khác.
6. Ngân hàng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác liên quan đến quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, giá vàng trong nước sẽ dao động theo giá thị trường và có sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước thực hiện bình ổn thị trường vàng bằng cách biện pháp như xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu, tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng, mua bán vàng miếng,....
Doanh nghiệp không niêm yết giá vàng miếng tại địa điểm kinh doanh xử phạt hành chính như thế nào?
Theo quy định khoản 3 Điều 24 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về hoạt động kinh doanh vàng như sau:
Vi phạm quy định về hoạt động kinh doanh vàng
...
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không niêm yết công khai giá mua, giá bán vàng miếng tại địa điểm giao dịch theo quy định của pháp luật;
b) Vi phạm trách nhiệm của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng khi có thay đổi về mạng lưới chi nhánh, địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng theo quy định của pháp luật.
Tại điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Hình thức xử phạt, mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả
...
3. Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền:
...
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân;
Như vậy, doanh nghiệp không niêm yết giá vàng miếng tại địa điểm kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình cập nhật dữ liệu báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách, dự toán kinh phí phục vụ hoạt động kiểm toán như thế nào?
- Tiêu chí xét thưởng và mức tiền thưởng đột xuất đối với công chức, viên chức tại các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ được quy định như thế nào?
- Quà tặng sinh nhật sếp ấn tượng, ý nghĩa? Tặng quà sinh nhật sếp nam, sếp nữ? Sếp có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
- Điều kiện cho phép trường dành cho người khuyết tật hoạt động giáo dục theo Nghị định 125 như thế nào?
- Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử ngữ văn lớp 7? Mục tiêu chung của Chương trình GDPT môn Ngữ Văn lớp 7 là gì?