Ngạch Văn thư viên chính, ngạch Văn thư viên năm 2022: Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ, trình độ đào tạo thay đổi như thế nào trong Dự thảo mới?
- Ngạch Văn thư viên chính, ngạch Văn thư viên là gì?
- Ngạch Văn thư viên chính và ngạch Văn thư viên thực hiện những nhiệm vụ gì?
- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch Văn thư viên chính và ngạch Văn thư viên có thay đổi nào vào năm 2022?
- Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của ngạch Văn thư viên chính và ngạch Văn thư viên có thay đổi nào vào năm 2022?
Ngạch Văn thư viên chính, ngạch Văn thư viên là gì?
Theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 2/2021/TT-BNV, khoản 1 Điều 11 Thông tư 2/2021/TT-BNV quy định về Ngạch văn thư viên chính và ngạch Văn thư viên như sau:
“Điều 10. Ngạch Văn thư viên chính
1. Chức trách:
Là công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao nhất về nghiệp vụ công tác văn thư trong các cơ quan, tổ chức hành chính từ cấp huyện trở lên, có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức hoạt động văn thư của cơ quan, tổ chức hoặc trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ văn thư có yêu cầu cao về trách nhiệm và bảo mật.”
“Điều 11. Ngạch Văn thư viên
1. Chức trách:
Là công chức đảm nhiệm một hoặc một số nhiệm vụ văn thư theo yêu cầu cầu của vị trí việc làm trong bộ phận văn thư cơ quan, tổ chức hành chính từ cấp huyện trở lên.”
Ngạch Văn thư viên chính và ngạch Văn thư viên thực hiện những nhiệm vụ gì?
Nhiệm vụ của ngạch Văn thư viên chính và ngạch Văn thư viên được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 2/2021/TT-BNV và khoản 2 Điều 11 Thông tư 2/2021/TT-BNV như sau:
- Đối với ngạch Văn thư viên chính sẽ thực hiện những nhiệm vụ sau:
+ Tham gia nghiên cứu, đề xuất xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, văn bản quản lý về công tác văn thư theo thẩm quyền được giao;
+ Tham gia xây dựng và vận hành hệ thống quản lý tài liệu điện tử của cơ quan, tổ chức; trực tiếp thực thi nhiệm vụ của văn thư cơ quan theo quy định;
+ Tham gia các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ công tác văn thư.
- Đối với ngạch Văn thư viên sẽ thực hiện những nhiệm vụ sau:
+ Vận hành hệ thống quản lý tài liệu điện tử của cơ quan, tổ chức;
+ Thực hiện quản lý lưu giữ hồ sơ, tài liệu theo quy định của công tác văn thư; tổ chức việc thống kê lưu trữ các tài liệu, số liệu theo yêu cầu của nghiệp vụ công tác văn thư;
+ Trực tiếp thực thi nhiệm vụ công tác văn thư cơ quan và các nhiệm vụ khác được cấp trên gia.
Ngạch Văn thư viên chính, ngạch Văn thư viên năm 2022: Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ, trình độ đào tạo thay đổi như thế nào trong Dự thảo mới?
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch Văn thư viên chính và ngạch Văn thư viên có thay đổi nào vào năm 2022?
Căn cứ khoản 3 Điều 10 Thông tư 2/2021/TT-BNV, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch Văn thư viên chính được quy định như sau:
“Điều 10. Ngạch Văn thư viên chính
…
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật về công tác văn thư; am hiểu kiến thức, kỹ năng về nghiệp vụ công tác văn thư;
b) Có khả năng tổ chức lao động trong hoạt động văn thư; sử dụng thành thạo hệ thống quản lý tài liệu điện tử;
c) Có kỹ năng kiểm soát việc bảo đảm tuân thủ đúng thể thức, quy trình, thủ tục, thẩm quyền ban hành văn bản hành chính theo quy định của pháp luật.”
Căn cứ khoản 3 Điều 11 Thông tư 02/2021/TT-BNV, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch Văn thư viên được quy định như sau:
“Điều 11. Ngạch Văn thư viên
…
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật về công tác văn thư, quy trình nghiệp vụ và các nhiệm vụ cụ thể của văn thư cơ quan;
b) Có kỹ năng kiểm soát việc bảo đảm tuân thủ đúng thể thức, quy trình, thủ tục, thẩm quyền ban hành văn bản hành chính theo quy định của pháp luật;
c) Sử dụng thành thạo các phương tiện, thiết bị kỹ thuật phục vụ yêu cầu nhiệm vụ.”
Như vậy, tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch Văn thư viên chính và ngạch Văn thư viên không thay đổi so với những quy định trước đây.
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của ngạch Văn thư viên chính và ngạch Văn thư viên có thay đổi nào vào năm 2022?
Căn cứ khoản 7 Điều 1 Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 2/2021/TT-BVN ngày 11 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của ngạch Văn thư viên chính được quy định như sau:
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành văn thư - lưu trữ, lưu trữ học. Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành hoặc chuyên ngành văn thư hành chính, văn thư - lưu trữ, lưu trữ, lưu trữ và quản lý thông tin.
Căn cứ khoản 8 Điều 1 Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 2/2021/TT-BVN ngày 11 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của ngạch Văn thư viên chính được quy định như sau:
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành văn thư - lưu trữ, lưu trữ học. Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành hoặc chuyên ngành văn thư hành chính, văn thư - lưu trữ, lưu trữ, lưu trữ và quản lý thông tin.
Như vậy, so với Thông tư 2/2021/TT-BVN, Dự thảo đã sửa đổi tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng với ngạch Văn thư viên chính và Văn thư viên. Cụ thể, bổ sung trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác chuyên ngành văn thư - lưu trữ, lưu trữ học thì ngoài chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp thì có thể sử dụng bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành hoặc chuyên ngành văn thư hành chính, văn thư - lưu trữ, lưu trữ, lưu trữ và quản lý thông tin mà vẫn đảm bảo tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng. Điều này sẽ mở rộng cơ hội cho những người không có bằng đại học chuyên ngành văn thư - lưu trữ, lưu trữ học vẫn có thể làm việc tại vị trí Ngạch Văn thư viên chính và ngạch Văn thư viên nếu đáp ứng các điều kiện trên.
Tải về văn bản Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 2/2021/TT-BVN tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?