Năm tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam được xác định như thế nào? Chế độ tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện theo quy định nào?
- Năm tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam được xác định như thế nào?
- Doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam phải gửi những báo cáo nào cho Bộ tài chính?
- Chế độ tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện theo quy định nào?
- Việc quản trị tài chính của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam ra sao?
Năm tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam được xác định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 103 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:
Năm tài chính
1. Năm tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 cùng năm dương lịch.
2. Năm tài chính đầu tiên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam bắt đầu từ ngày được cấp giấy phép thành lập và hoạt động và kết thúc vào ngày cuối cùng của năm đó.
Theo như quy định trên, năm tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt nam được xác định từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 cùng năm dương lịch.
Đồng thời, năm tài chính đầu tiên của doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam bắt đầu từ ngày được cấp giấy phép thành lập và hoạt động và kết thúc vào ngày cuối cùng của năm đó.
Năm tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam được xác định như thế nào? Chế độ tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện theo quy định nào?
Doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam phải gửi những báo cáo nào cho Bộ tài chính?
Căn cứ theo quy định tại Điều 106 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:
Báo cáo và cung cấp thông tin
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải gửi Bộ Tài chính các báo cáo sau đây:
a) Báo cáo tài chính; trường hợp có ý kiến hoặc kết luận không phải là chấp nhận toàn phần của tổ chức kiểm toán độc lập đối với bất kỳ báo cáo, hoạt động nào được kiểm toán, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải báo cáo Bộ Tài chính nguyên nhân, thực trạng;
b) Báo cáo hoạt động nghiệp vụ;
c) Báo cáo tách nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn phí bảo hiểm;
d) Báo cáo đánh giá khả năng thanh toán và quản trị rủi ro;
đ) Báo cáo thay đổi về vốn liên quan đến từng loại rủi ro.
2. Ngoài báo cáo quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải báo cáo Bộ Tài chính trong trường hợp sau đây:
a) Khi xảy ra những diễn biến bất thường có ảnh hưởng đến khả năng thanh toán, uy tín của doanh nghiệp, chi nhánh trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm;
b) Khi không đáp ứng yêu cầu về tài chính và các yêu cầu khác theo quy định.
3. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết về báo cáo và cung cấp thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Theo như quy định trên, doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam phải gửi Bộ Tài chính các báo cáo sau đây:
- Báo cáo tài chính
Trường hợp có ý kiến hoặc kết luận không phải là chấp nhận toàn phần của tổ chức kiểm toán độc lập đối với bất kỳ báo cáo, hoạt động nào được kiểm toán, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải báo cáo Bộ Tài chính nguyên nhân, thực trạng;
- Báo cáo hoạt động nghiệp vụ;
- Báo cáo tách nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn phí bảo hiểm;
- Báo cáo đánh giá khả năng thanh toán và quản trị rủi ro;
- Báo cáo thay đổi về vốn liên quan đến từng loại rủi ro.
Chế độ tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện theo quy định nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 102 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:
Chế độ tài chính
1. Chế độ tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Chính phủ quy định chi tiết về chế độ tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.
Theo như quy định trên, chế độ tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam được thực hiện theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Việc quản trị tài chính của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 108 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:
Quản trị tài chính
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về việc quản lý, giám sát hiệu quả hoạt động; thực hiện các nghĩa vụ, cam kết với bên mua bảo hiểm, các tổ chức, cá nhân có liên quan và Nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải xây dựng chiến lược, quy trình, quy chế, thủ tục, cơ cấu tổ chức để thực hiện việc quản lý, giám sát hoạt động tài chính, bảo đảm an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật; chủ động phòng, ngừa và giảm thiểu rủi ro.
Theo như quy định trên, doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về việc quản lý, giám sát hiệu quả hoạt động; thực hiện các nghĩa vụ, cam kết với bên mua bảo hiểm, các tổ chức, cá nhân có liên quan và Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Đồng thời phải xây dựng chiến lược, quy trình, quy chế, thủ tục, cơ cấu tổ chức để thực hiện việc quản lý, giám sát hoạt động tài chính, bảo đảm an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật; chủ động phòng, ngừa và giảm thiểu rủi ro.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?