Nam nữ chung sống như vợ chồng thì có nghĩa vụ chăm sóc lẫn nhau như thành viên trong gia đình không?
Chung sống như vợ chồng thì phải có nghĩa vụ chăm sóc nhau như thành viên trong gia đình?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
2. Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật này.
Theo đó, gia đình phải là tập hợp những người có quan hệ hôn nhân hoặc quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ với nhau.
Căn cứ vào Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.
2. Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.
Theo đó thì trường hợp chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn (trường hợp nam, nữ đủ điều kiện đăng ký kết hôn) sẽ không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng.
Như vậy, việc chung sống như vợ chồng của một người nam và một người nữ sẽ không phát sinh quyền và nghĩa vụ của vợ chồng. Do đó, nam nữ chung sống như vợ chồng không được xem là gia đình.
Căn cứ vào Điều 103 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
Quyền, nghĩa vụ giữa các thành viên khác của gia đình
1. Các thành viên gia đình có quyền, nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ, tôn trọng nhau. Quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản của các thành viên gia đình quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan được pháp luật bảo vệ.
2. Trong trường hợp sống chung thì các thành viên gia đình có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động tạo thu nhập; đóng góp công sức, tiền hoặc tài sản khác để duy trì đời sống chung của gia đình phù hợp với khả năng thực tế của mình.
3. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện để các thế hệ trong gia đình quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau nhằm giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam; khuyến khích các cá nhân, tổ chức trong xã hội cùng tham gia vào việc giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam.
Theo đó, nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc nhau chỉ phát sinh giữa các thành viên trong gia đình.
Trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng không được xem là gia đình do không phát sinh mối quan hệ hôn nhân. Do đó, nam nữ chung sống như vợ chồng không bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau.
Nam nữ chung sống như vợ chồng thì có nghĩa vụ chăm sóc lẫn nhau như thành viên trong gia đình không?
Thành viên trong gia đình không chăm sóc nhau thì có bị xử phạt không?
Căn cứ vào Điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật;
b) Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện nghĩa vụ đóng góp, nuôi dưỡng theo quy định đối với các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó thì trường hợp từ chối hoặc trốn tránh việc nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; từ chối nuôi cha, mẹ sẽ bị xử phạt hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Từ chối cấp dưỡng đối với thành viên trong gia đình có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Căn cứ vào Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 được quy định như sau:
Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng
Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Như vậy, cá nhân có nghĩa vụ và có khả năng thực hiện việc cấp dưỡng mà từ chối hoặc trốn tránh cấp dưỡng làm cho người được cấp dưỡng lầm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt hành chính mà vẫn vi phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân gồm những hình phạt nào? Hình phạt cao nhất là gì?