Mức trợ cấp hằng tháng đối với quân nhân đã xuất ngũ được tăng 7.4% theo quy định của pháp luật mới nhất?
Đối tượng quân nhân nào được áp dụng mức tăng trợ cấp hằng tháng theo quy định mới nhất?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 22/2022/TT-BQP về đối tượng áp dụng đối với thông tư này như sau:
"Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Quân nhân đã phục viên, xuất ngũ đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong Quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương (sau đây viết tắt là Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg); Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 142/2008/QĐ- TTg.
2. Quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.
3. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan."
Như vậy, nếu thuộc một trong các đối tượng được quy định như đã nêu ở trên thì sẽ được điều chỉnh mức trợ cấp hằng tháng theo quy định của pháp luật.
Mức tăng trợ cấp hằng tháng đối với quân nhân đã xuất ngũ được theo quy định của pháp luật hiện hành?
Quy định của pháp luật về cách tính và mức điều chỉnh?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 22/2022/TT-BQP như sau: Điều chỉnh tăng thêm 7,4% trên mức trợ cấp hằng tháng của tháng 12 năm 2021 đối với đối tượng hướng dẫn tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Thông tư này theo công thức sau:
Mức trợ cấp hằng tháng được hưởng từ tháng 01/2022 = Mức trợ cấp hằng tháng được hưởng tại thời điểm tháng 12/2021 x 1, 074
Bên cạnh đó theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 22/2022/TT-BQP về mức trợ cấp hằng tháng đối với các đối tượng tại khoản 1, khoản 2 Điều 2 Thông tư này sau khi đã được điều chỉnh tăng thêm, cụ thể như sau:
- Từ đủ 15 năm đến dưới 16 năm, mức trợ cấp bằng 2.031.000 đồng/tháng;
- Từ đủ 16 năm đến dưới 17 năm, mức trợ cấp bằng 2.123.000 đồng/tháng;
- Từ đủ 17 năm đến dưới 18 năm, mức trợ cấp bằng 2.217.000 đồng/tháng;
- Từ đủ 18 năm đến dưới 19 năm, mức trợ cấp bằng 2.309.000 đồng/tháng;
- Từ đủ 19 năm đến dưới 20 năm, mức trợ cấp bằng 2.400.000 đồng/tháng.
Như vậy, tùy vào số năm công tác mà quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc sẽ có mức điều chỉnh nhất định theo quy định của pháp luật. Mức thay đổi trợ cấp hằng tháng này được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
So sánh mức điều chỉnh so với trước đây?
Theo Thông tư 106/2019/TT-BQP trước đây thì chỉ điều chỉnh tăng thêm 7,19% trên mức trợ cấp hàng tháng còn Thông tư 22/2022/TT-BQP thì được điều chỉnh tăng hơn so với mức cũ từ 7,19% lên 7,4%.
Còn đối với mức trợ cấp:
- Tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 106/2019/TT-BQP trước đây quy định:
+ Từ đủ 15 năm đến dưới 16 năm, mức trợ cấp bằng 1.891.000 đồng/tháng;
+ Từ đủ 16 năm đến dưới 17 năm, mức trợ cấp bằng 1.977.000 đồng/tháng;
+ Từ đủ 17 năm đến dưới 18 năm, mức trợ cấp bằng 2.064.000 đồng/tháng;
+ Từ đủ 18 năm đến dưới 19 năm, mức trợ cấp bằng 2.150.000 đồng/tháng;
+ Từ đủ 19 năm đến dưới 20 năm, mức trợ cấp bằng 2.235.000 đồng/tháng.
- Tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 22/2022/TT-BQP là quy định mới nhất như sau:
+Từ đủ 15 năm đến dưới 16 năm, mức trợ cấp bằng 2.031.000 đồng/tháng;
+Từ đủ 16 năm đến dưới 17 năm, mức trợ cấp bằng 2.123.000 đồng/tháng;
+Từ đủ 17 năm đến dưới 18 năm, mức trợ cấp bằng 2.217.000 đồng/tháng;
+Từ đủ 18 năm đến dưới 19 năm, mức trợ cấp bằng 2.309.000 đồng/tháng;
+Từ đủ 19 năm đến dưới 20 năm, mức trợ cấp bằng 2.400.000 đồng/tháng.
Nguồn kinh phí thực hiện điều chỉnh trợ cấp đến từ những nguồn nào?
Cũng giống như quy định tại Điều 4 Thông tư 106/2019/TT-BQP thì quy định tại Điều 4 Thông tư 22/2022/TT-BQP về kinh phí thực hiện, theo đó quy định:
"Điều 4. Kinh phí thực hiện
Kinh phí thực hiện điều chỉnh trợ cấp hằng tháng đối với các đối tượng quy định tại Thông tư này do ngân sách Nhà nước bảo đảm. Bộ Tài chính bảo đảm kinh phí theo đề nghị của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để ủy quyền cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố chi trả cho đối tượng."
Như vậy, đối với trường quân nhân đã xuất ngũ thì tùy thuộc vào số năm công tác của quân nhân đó thì sẽ có một mức trợ cấp nhất định và căn cứ vào mức trợ cấp đó thì có thể tính được mức trợ cấp hàng tháng được hưởng theo Thông tư 22/2022/TT-BQP.
Thông tư 22/2022/TT-BQP chính thức có hiệu lực từ ngày 16 tháng 5 năm 2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bộ luật Tố tụng dân sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Nhiệm vụ của Bộ luật Tố tụng dân sự?
- Phân loại, điều kiện khai thác, sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay khác từ 1/7/2025 ra sao?
- Mức đầu tư để trường mầm non tư thục hoạt động giáo dục ít nhất là bao nhiêu? Hồ sơ cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục?
- Cơ quan nào quyết định thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập? Thủ tục thành lập trung tâm?
- Mẫu Phiếu đề nghị xử lý kỷ luật công đoàn mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Ai có thẩm quyền đề nghị xử lý kỷ luật công đoàn?