Mức phạt nồng độ cồn đối với ô tô, xe máy mới nhất năm 2024? Nồng độ cồn bao nhiêu được phép lái xe?
Mức phạt nồng độ cồn đối với ô tô, xe máy mới nhất năm 2024?
Mức phạt nồng độ cồn đối với xe máy năm 2024:
(1) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
(Theo điểm c khoản 6 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
(2) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
(Theo điểm c khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
(3) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng khi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
(Theo điểm e khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
Mức phạt nồng độ cồn đối với ô tô năm 2024:
(1) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng khi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
(Theo điểm c khoản 6 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
(2) Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng khi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
(Theo điểm c khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
(3) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng khi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
(Theo điểm a khoản 10 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
Mức phạt nồng độ cồn đối với ô tô, xe máy mới nhất năm 2024? Nồng độ cồn bao nhiêu được phép lái xe? (Hình từ Internet)
Nồng độ cồn bao nhiêu được phép lái xe?
Căn cứ theo Điều 2 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Rượu là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ một hoặc hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm tinh bột của ngũ cốc, dịch đường của cây, hoa, củ, quả hoặc là đồ uống được pha chế từ cồn thực phẩm.
2. Bia là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm mạch nha (malt), đại mạch, nấm men bia, hoa bia (hoa houblon), nước.
3. Cồn thực phẩm là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử là C2H5OH và có tên khoa học là ethanol đã được loại bỏ tạp chất, đạt yêu cầu dùng trong thực phẩm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, có khả năng gây nghiện và gây ngộ độc cấp tính.
4. Độ cồn là số đo chỉ hàm lượng cồn thực phẩm có trong rượu, bia tính theo phần trăm thể tích. Độ cồn được tính bằng số mililít ethanol nguyên chất trong 100 ml dung dịch ở 20 °C.
...
Theo đó, rượu bia là những đồ uống có cồn. Và độ cồn là số đo chỉ hàm lượng cồn thực phẩm có trong rượu, bia tính theo phần trăm thể tích. Nồng độ cồn được tính bằng số mililít ethanol nguyên chất trong 100 ml dung dịch ở 20 °C.
Theo khoản 6 Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia
1. Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia.
2. Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.
3. Bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi.
4. Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia.
5. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.
6. Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
...
Theo đó, hành vi điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là hành vi bị nghiêm cấm.
Như vậy, chỉ cần trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn thì nghiêm cấm không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Mức phạt không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn đối với ô tô, xe máy là bao nhiêu?
Mức phạt tiền đối với người điều khiển ô tô, xe máy không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Phương tiện | Mức phạt | Căn cứ pháp lý |
Xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô | Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng | Theo điểm b khoản 10 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP |
Xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy | Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng | Theo điểm g khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP |
Như vậy, người điều điều khiển ô tô, xe máy không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn bị xử phạt như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu biên bản cuộc họp công ty năm 2025 hoàn chỉnh? File Word biên bản cuộc họp công ty mới nhất?
- Gợi ý quà Tết dương lịch 2025? Những món quà tặng Tết dương lịch 2025 ý nghĩa? Tết Dương lịch 2025 vào ngày mấy âm lịch?
- Lịch Vạn niên tháng 1/2025 đầy đủ, chi tiết nhất? Lịch âm dương tháng 1/2025 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?
- Luật Tố tụng hành chính quy định những gì và áp dụng cho những hoạt động nào? Quy định về việc tuân thủ pháp luật trong tố tụng hành chính?
- Danh mục hồ sơ hoàn công công trình xây dựng theo Nghị định 06 gồm những gì? Thời hạn lưu trữ hồ sơ?