Mức phạt đối với hành vi sản xuất phân bón không có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam ra sao?
- Mức phạt đối với hành vi sản xuất phân bón không có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam ra sao?
- Có bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón khi sản xuất phân bón không có Quyết định công nhận không?
- Biện pháp khắc phục hậu quả khi sản xuất phân bón không có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam là gì?
Mức phạt đối với hành vi sản xuất phân bón không có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam ra sao?
Căn cứ Nghị định 31/2023/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo từng chức danh đối với từng hành vi vi phạm hành chính về Trồng trọt.
Mức phạt đối với hành vi sản xuất phân bón không có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam được xác định cụ thể tại khoản 7 Điều 21 Nghị định 31/2023/NĐ-CP, khoản 8 Điều 21 Nghị định 31/2023/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về sản xuất phân bón
...
7. Phạt tiền đối với hành vi sản xuất phân bón không có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam (trừ trường hợp sản xuất phân bón để nghiên cứu, khảo nghiệm; phân bón sản xuất trong khuôn khổ dự án sản xuất thử nghiệm, chương trình hỗ trợ ứng dụng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ trong thời gian thực hiện dự án, chương trình) hoặc phân bón có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam hết hiệu lực hoặc khi đã bị hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam, cụ thể như sau:
a) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp lô phân bón có giá trị dưới 50.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với trường hợp lô phân bón có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp lô phân bón có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với trường hợp lô phân bón có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với trường hợp lô phân bón có giá trị từ 150.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.
8. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất phân bón không có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam (trừ trường hợp sản xuất phân bón để nghiên cứu, khảo nghiệm; phân bón sản xuất trong khuôn khổ dự án sản xuất thử nghiệm, chương trình hỗ trợ ứng dụng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ trong thời gian thực hiện dự án, chương trình) hoặc phân bón có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam hết hiệu lực hoặc khi đã bị hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam có giá trị từ 200.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 100.000.000 đồng trở lên khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự có một trong các quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, miễn trách nhiệm hình sự theo bản án.
Đồng thời căn cứ quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền tại Điều 5 Nghị định 31/2023/NĐ-CP, mức phạt đối với hành vi sản xuất phân bón không có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam như sau:
Trường hợp | Mức phạt đối với cá nhân | Mức phạt đối với tổ chức |
Lô phân bón có giá trị dưới 50 triệu đồng | Phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng | Phạt tiền từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng |
Lô phân bón có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 70 triệu đồng | Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 60 triệu đồng | Phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 120 triệu đồng |
Lô phân bón có giá trị từ 70 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng | Phạt tiền từ 60 triệu đồng đến 70 triệu đồng | Phạt tiền từ 120 triệu đồng đến 140 triệu đồng |
Lô phân bón có giá trị từ 100 triệu đồng đến dưới 150 triệu đồng | Phạt tiền từ 70 triệu đồng đến 80 triệu đồng | Phạt tiền từ 140 triệu đồng đến 160 triệu đồng |
Lô phân bón có giá trị từ 150 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng | Phạt tiền từ 80 triệu đồng đến 90 triệu đồng | Phạt tiền từ 160 triệu đồng đến 180 triệu đồng |
Lô phân bón có giá trị từ 200 triệu đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự có một trong các quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, miễn trách nhiệm hình sự theo bản án | Phạt tiền từ 90 triệu đồng đến 100 triệu đồng | Phạt tiền từ 180 triệu đồng đến 200 triệu đồng |
Mức phạt đối với hành vi sản xuất phân bón không có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam ra sao? (Hình từ Internet)
Có bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón khi sản xuất phân bón không có Quyết định công nhận không?
Căn cứ khoản 9 Điều 21 Nghị định 31/2023/NĐ-CP có quy định về hình thức xử phạt bổ sung như sau:
Vi phạm quy định về sản xuất phân bón
...
9. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại điểm c, d khoản 3 và khoản 4 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón từ 06 tháng đến 09 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
c) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón từ 06 tháng đến 09 tháng đối với hành vi quy định tại điểm c, d khoản 6, điểm a, b, c khoản 7 Điều này;
d) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón từ 09 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại điểm d, đ khoản 7 Điều này;
đ) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón từ 20 tháng đến 24 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 8 Điều này;
Như vậy, cá nhân, tổ chức sản xuất phân bón không có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam thì sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón.
Cụ thể:
- Từ 06 tháng đến 09 tháng đối với:
+ Lô phân bón có giá trị dưới 50 triệu đồng
+ Lô phân bón có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 70 triệu đồng
+ Lô phân bón có giá trị từ 70 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng
- Từ 09 tháng đến 12 tháng đối với:
+ Lô phân bón có giá trị từ 100 triệu đồng đến dưới 150 triệu đồng
+ Lô phân bón có giá trị từ 150 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng
- Từ 20 tháng đến 24 tháng đối với:
Trường hợp lô phân bón có giá trị từ 200 triệu đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự có một trong các quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, miễn trách nhiệm hình sự theo bản án.
Biện pháp khắc phục hậu quả khi sản xuất phân bón không có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam là gì?
Căn cứ quy định tại khoản 10 Điều 21 Nghị định 31/2023/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về sản xuất phân bón
...
10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi phân bón để thử nghiệm lại đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;
b) Buộc nộp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 6 Điều này cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón;
c) Buộc tiêu hủy đối với phân bón do thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 6 Điều này;
d) Buộc tiêu hủy đối với phân bón không có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam hoặc phân bón có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam hết hiệu lực hoặc khi đã bị hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam đối với hành vi quy định tại các khoản 7 và 8 Điều này;
đ) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại các khoản 7 và 8 Điều này.
Như vậy, theo quy định thì biện pháp khắc phục hậu quả khi sản xuất phân bón không có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam bao gồm:
- Buộc tiêu hủy phân bón đã sản xuất;
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp.
Nghị định 31/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 28/7/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?