Mức lương của chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là bao nhiêu? Tiêu chuẩn trở thành Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh là gì?
Mức lương của chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là bao nhiêu?
Căn cứ Mục II bảng chuyển xếp số 1 ban hành kèm Thông tư liên tịch 01/2005/TTLT-BNV-BTC, quy định hệ số lương của Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hiện nay là:
Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có hệ số lương là 9,70 - 10,30. Tương đương mức lương 14.453.000 - 15.347.000 đồng/tháng. Căn cứ bảng II, bảng chuyển xếp số 1 Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 01/2005/TTLT-BNV-BTC.
Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh các địa phương còn lại có hệ số lương là 7,64. Tương đương mức lương 11.383.600 đồng/tháng, Căn cứ bảng II, bảng chuyển xếp số 3 Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 01/2005/TTLT-BNV-BTC.
Mức lương của chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là bao nhiêu? Tiêu chuẩn trở thành Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh là gì? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn trở thành Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh là gì?
Trước hết, người này phải đủ các điều kiện là đại biểu hội đồng nhân dân tại Điều 7 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 (bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019) như sau:
- Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
- Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam.
- Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
- Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu; có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân.
- Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.
Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2 Mục I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 quy định về tiêu chuẩn cụ thể đối với chức danh Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, bao gồm các tiêu chuẩn sau:
- Bảo đảm đầy đủ khung tiêu chuẩn chung hoặc tiêu chuẩn Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực: Có trình độ, kiến thức toàn diện về pháp luật và quản lý nhà nước; am hiểu về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại của địa phương, của đất nước.
- Có năng lực cụ thể hoá, thể chế hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của cấp uỷ thành nghị quyết, quy định của Hội đồng nhân dân về phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại của địa phương; đồng thời chỉ đạo tổ chức giám sát thực hiện có hiệu quả.
- Có năng lực lãnh đạo, chỉ đạo tổng kết thực tiễn, đề xuất với cấp có thẩm quyền ban hành các thể chế, cơ chế, chính sách về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại tại địa phương.
- Có năng lực phối hợp, giữ mối liên hệ với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và công dân; chỉ đạo giải quyết kịp thời các kiến nghị hợp pháp, chính đáng của cử tri.
- Tổ chức, điều hành hoạt động của Hội đồng nhân dân hiệu quả và đúng pháp luật.
- Đã kinh qua lãnh đạo chủ chốt cấp huyện và kinh qua, hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ phó chủ tịch Hội đồng nhân dân hoặc phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc uỷ viên ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ hoặc tương đương.
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân tỉnh là gì?
Căn cứ Điều 18 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 (bổ sung bởi khoản 8 Điều 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019) quy định cơ cấu của Hội đồng nhân dân tỉnh như sau:
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân tỉnh
1. Hội đồng nhân dân tỉnh gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở tỉnh bầu ra.
Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
a) Tỉnh miền núi, vùng cao có từ năm trăm nghìn dân trở xuống được bầu năm mươi đại biểu; có trên năm trăm nghìn dân thì cứ thêm năm mươi nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá bảy mươi lăm đại biểu;
b) Tỉnh không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có từ một triệu dân trở xuống được bầu năm mươi đại biểu; có trên một triệu dân thì cứ thêm bảy mươi nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá tám mươi lăm đại biểu.
2.Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách thì có một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; trường hợp Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động không chuyên trách thì có hai Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.
3. Hội đồng nhân dân tỉnh thành lập Ban Pháp chế, Ban Kinh tế - ngân sách, Ban Văn hóa - xã hội; nơi nào có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số thì thành lập Ban Dân tộc. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định tiêu chuẩn, điều kiện thành lập Ban Dân tộc quy định tại khoản này.
Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh gồm có Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh do Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định. Trường hợp Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách thì Ban có một Phó Trưởng ban; trường hợp Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động không chuyên trách thì Ban có hai Phó Trưởng ban. Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.
4. Các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh được bầu ở một hoặc nhiều đơn vị bầu cử hợp thành Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân. Số lượng Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, Tổ trưởng và Tổ phó của Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân do Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định.
Như vậy, Hội đồng nhân dân tỉnh hiện nay đang được tổ chức hoạt động theo cơ cấu nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?