Mức hưởng chế độ thai sản thay đổi như thế nào khi tăng lương cơ sở từ 01/7/2023? Cách tính tiền thai sản 2023?
Cách tính tiền thai sản cho lao động nữ hiện nay được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định tại mục 2 Chương III Luật Bảo hiểm xã hội 2014, lao động nữ tham gia BHXH có thể được nhận tiền hỗ trợ chế độ thai sản.
Các khoản tiền lao động nữ hiện nay được nhận bao gồm:
- Tiền những ngày nghỉ khám thai:
+ Căn cứ khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
+ Về mức hưởng: Mức hưởng những ngày đi khám thai được quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Theo đó Tiền nghỉ chế độ đi khám thai được tính theo công thức:
+ Tiền nghỉ chế độ đi khám thai = (100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ khám thai/24) x Số ngày nghỉ
- Trợ cấp một lần khi sinh con:
+ Căn cứ Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi
Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
+ Theo đó, về mức hưởng trợ cấp một lần khi sinh con lao động nữ được nhận cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở.
- Tiền thai sản khi sinh con:
+ Hiện nay, Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
+ Về mức hưởng: Căn cứ theo khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì mức hưởng chế độ thai sản của lao động nữ sinh con mỗi tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
+ Theo đó, công thức tính mức hưởng chế độ thai sản cho lao động nữ sinh con là:
Mức hưởng 01 tháng = 100% x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc.
- Tiền dưỡng sức sau sinh:
+ Căn cứ Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.
+ Về mức hưởng: Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
Mức hưởng chế độ thai sản thay đổi như thế nào khi tăng lương cơ sở từ 01/7/2023? Cách tính tiền thai sản 2023? (Hình từ Internet)
Tăng lương cơ sở 2023 thì mức hưởng chế độ thai sản có tăng theo hay không?
Chiều ngày 11/11/2022, Quốc hội đã thông qua việc tăng mức lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức sẽ tăng từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.800.000 đồng/tháng kể từ ngày 01/7/2023.
Theo đó, đối với mức hưởng chế độ thai sản cũng sẽ được tăng lên ở một số khoản tiền trợ cấp sinh con, nhận nuôi con, dưỡng sức sau sinh cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội như sau:
- Tăng mức trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi
Theo quy định tại Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
Như vậy, từ ngày 01/7/2023 khi mức lương cơ sở tăng lên 1.800.000 đồng/tháng, mức hưởng trợ cấp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi theo quy định nêu trên sẽ tăng lên từ 2.980.000 đồng lên 3.600.000 đồng cho mỗi con.
- Tăng mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
Căn cứ khoản 3 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
Theo đó, từ ngày 01/7/2023 khi mức lương cơ sở tăng lên 1.800.000 đồng/tháng, thì mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản cũng tăng lên, cụ thể là tăng từ 447.000 đồng/ngày lên 540.000 đồng/ngày.
Thủ tục hưởng chế độ thai sản được thực hiện thế nào?
Căn cứ nội dung quy định tại Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 và Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021, thủ tục hưởng chế độ thai sản của người lao động sẽ được thực hiện bao gồm các bước:
Bước 1: Nộp hồ sơ.
Người lao động cần chuẩn bị hồ sơ và nộp lên cho cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc doanh nghiệp nơi người lao động đang làm việc theo quy định như đã đề cập ở trên.
Bước 2: Nhận kết quả giải quyết chế độ thai sản.
- Thời hạn giải quyết:
+ Tối đa 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ doanh nghiệp.
+ Tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động.
- Người lao động có thể nhận tiền thai sản bằng một trong các hình thức sau:
+ Thông qua doanh nghiệp nơi mình đang làm việc.
+ Thông qua tài khoản cá nhân.
+ Trực tiếp nhận tại cơ quan bảo hiểm xã hội
+ Nhận qua người được ủy quyền hợp pháp để thực thủ tục hưởng chế độ thai sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giao 3.212 biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức hành chính tỉnh Nghệ An? Tải về phụ lục xem chi tiết?
- Mẫu Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với trường hợp giấy phép bị mất hoặc hư hỏng?
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?
- Tiêu chuẩn tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong công tác thi đua khen thưởng theo Thông tư 93?