Mức hỗ trợ từ nguồn ngân sách trung ương cho cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp hiện đại?
- Mức hỗ trợ từ nguồn ngân sách trung ương cho cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp hiện đại được quy định như thế nào?
- Quy định về chi cho triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm?
- Mức chi cho phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề và dịch vụ nông thôn được quy định như thế nào?
Mức hỗ trợ từ nguồn ngân sách trung ương cho cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp hiện đại được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Thông tư 53/2022/TT-BTC quy định về chi hỗ trợ cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp hiện đại như sau:
Chi hỗ trợ cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp hiện đại
Nội dung cụ thể thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Mức hỗ trợ từ nguồn ngân sách trung ương tối đa không quá 50% tổng kinh phí hỗ trợ cho 1 cơ sở, tổ chức, cá nhân theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Căn cứ quy định tại Thông tư này, điều kiện thực tế tại địa phương và khả năng ngân sách, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định cụ thể mức hỗ trợ trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao.
Theo đó, mức hỗ trợ từ nguồn ngân sách trung ương là tối đa không quá 50% tổng kinh phí hỗ trợ cho 1 cơ sở, tổ chức, cá nhân theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt
Quy định về chi cho triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Thông tư 53/2022/TT-BTC quy định về chi cho triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm như sau:
Chi triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)
1. Đối tượng, phạm vi, nội dung hoạt động thực hiện theo quy định tại Quyết định số 219/QĐ-TTg ngày 01 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025 và Thông tư số 05/2022/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 7 năm 2002 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số nội dung thực hiện Chương trình thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây viết tắt là Thông tư số 05/2022/TT-BNNPTNT).
2. Nội dung chi và mức chi
a) Chỉ hỗ trợ xây dựng Đề án, Kế hoạch cấp tỉnh, huyện; hỗ trợ tư vấn phát triển sản phẩm, xây dựng hồ sơ sản phẩm bao gồm chi hỗ trợ điều tra, khảo sát, thu thập dữ liệu sản phẩm, thuê chuyên gia tư vấn xây dựng đề án, kế hoạch, xây dựng câu chuyện sản phẩm. Mức chi thực hiện theo quy định tại khoản 6, khoản 7 Điều 5 Thông tư này; | b) Chỉ hỗ trợ tăng cường chuyển đổi số trong truyền thông; xây dựng hồ sơ và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP, số hóa sản phẩm và xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị sản phẩm OCOP. Mức chi thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 5 Thông tư này;
c) Chi hỗ trợ xây dựng bộ công cụ hướng dẫn chuẩn hóa quy trình, tiêu chuẩn sản phẩm tham gia chương trình theo Bộ tiêu chí OCOP; tài liệu hướng dẫn, tập huấn, đào tạo cán bộ thực hiện Chương trình OCOP các cấp, cá nhân tham gia chu trình OCOP; thiết kế mẫu mã sản phẩm, bao bì đóng gói. Mức chi thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 1 Điều 5 Thông tư này; d) Chi hỗ trợ tổ chức các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu sản phẩm OCOP: Nội dung chi và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 171/2014/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia;
đ) Chị hỗ trợ điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên thực tế (hỗ trợ biển hiệu, quầy kệ, một số trang thiết bị để phục vụ trưng bày và bán sản phẩm OCOP,...). Mức hỗ trợ tối đa không quá 50% tổng kinh phí xây dựng điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
e) Chi hỗ trợ xây dựng và đăng ký nhãn hiệu các sản phẩm OCOP. Mức hỗ trợ tối đa không quá 35 triệu đồng/nhãn hiệu;
g) Chị hỗ trợ chi phí bao bì, in tem. Mức hỗ trợ thực hiện theo hóa đơn thực tế và quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền;
h) Chi tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP thường niên, bao gồm:
- Chi thuê chuyên gia, vận chuyển và bảo quản sản phẩm dự thi. Mức chi thực hiện theo quy định tại khoản 6, khoản 2 Điều 5 Thông tư này;
- Chi phí tổ chức thi đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Mức chi thực hiện theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 4 Thông tư số 15/2022/TT-BTC.
- Chi giải thưởng cho các sản phẩm đạt sao. Mức chi các giải thưởng đạt 5 sao, 4 sao, 3 sao tương ứng với giải nhất, giải nhì, giải ba thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư số 126/2016/TT-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”.
Theo đó, mức chi hỗ trợ xây dựng và đăng ký nhãn hiệu các sản phẩm OCOP. Mức hỗ trợ tối đa không quá 35 triệu đồng/nhãn hiệu.
Mức hỗ trợ từ nguồn ngân sách trung ương cho cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp hiện đại? (Hình từ internet)
Mức chi cho phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề và dịch vụ nông thôn được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Thông tư 53/2022/TT-BTC quy định về chi cho phát triển tiểu thu công nghiệp, ngành nghề và dịch vụ nông thôn như sau:
Chi phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề và dịch vụ nông thôn; bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống ở nông thôn.
1. Chị hỗ trợ phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề và dịch vụ nông thôn thực hiện theo quy định tại Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn (sau đây viết tắt là Nghị định số 52/2018/NĐ-CP) và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thông tư này quy định một số nội dung chi cụ thể như sau:
a) Chi đào tạo nhân lực theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP. Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này;
b) Chi hỗ trợ dự án phát triển ngành nghề nông thôn: Nội dung và mức hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP.
2. Chi bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống ở nông thôn thực hiện theo Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 07 tháng 7 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Nội dung và mức hỗ trợ: Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương (đối với các nhiệm vụ do trung ương thực hiện), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp (đối với các nhiệm vụ do địa phương thực hiện) quyết định nội dung và mức hỗ trợ cụ thể đảm bảo phù hợp với quy định hiện hành và trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao.
Như vậy, mức chi hỗ trợ cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp hiện đại từ nguồn ngân sách trung ương là tối đa không quá 50% tổng kinh phí hỗ trợ cho 1 cơ sở, tổ chức, cá nhân theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trầm cảm là gì? Dấu hiệu trầm cảm là gì? Biến chứng nguy hiểm nhất của trầm cảm là gì theo Bộ Y tế?
- Chủ nghĩa kinh nghiệm là gì? Đặc trưng chính của chủ nghĩa kinh nghiệm? Chương trình Lý luận chính trị của sinh viên được quy định thế nào?
- Viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện của em với bà tiên, ông bụt lớp 4? Yêu cầu cần đạt về đọc hiểu của học sinh lớp 4?
- Trình tự, thủ tục cấp mới giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới theo Thông tư 46 như thế nào?
- Mẫu bảng chấm công sản xuất trong các doanh nghiệp bằng Excel mới nhất? Doanh nghiệp có được tự thiết kế bảng chấm công không?