Mức hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động hiện nay không được vượt quá bao nhiêu theo quy định?
Mức hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động hiện nay không được vượt quá bao nhiêu theo quy định?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 88/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Mức hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động
1. Mức hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động tối đa bằng 50% chi phí phục hồi chức năng lao động tính theo biểu giá phục hồi chức năng lao động tại thời điểm người lao động phục hồi chức năng lao động theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả, nhưng không vượt quá 3 triệu đồng/người/lượt.
2. Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là 02 lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần.
Theo đó, căn cứ theo quy định trên thì mức hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động hiện nay tối đa bằng 50% chi phí phục hồi chức năng lao động nhưng không được vượt quá 3 triệu đồng/người/lượt.
*Lưu ý: Chi phí phục hồi chức năng lao động tính theo biểu giá phục hồi chức năng lao động tại thời điểm người lao động phục hồi chức năng lao động theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả.
Mức hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động hiện nay không được vượt quá bao nhiêu theo quy định? (Hình từ internet)
Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động gồm có những giấy tờ gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Nghị định 88/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động
1. Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động cho người lao động theo Mẫu số 09 tại Phụ lục của Nghị định này.
2. Bản sao có chứng thực giấy chuyển viện đến đơn vị phục hồi chức năng lao động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp phải chuyển viện; đối với trường hợp bệnh viện có khoa phục hồi chức năng, bản sao có chứng thực bệnh án có nội dung chuyển bệnh nhân về khoa phục hồi chức năng.
3. Bản sao chứng từ thanh toán chi phí phục hồi chức năng, không bao gồm kinh phí cho trang thiết bị hỗ trợ phục hồi chức năng.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động gồm có những giấy tờ sau:
- Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động cho người lao động theo Mẫu số 09 tại Phụ lục của Nghị định 88/2020/NĐ-CP.
- Bản sao có chứng thực giấy chuyển viện đến đơn vị phục hồi chức năng lao động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp phải chuyển viện.
Đối với trường hợp bệnh viện có khoa phục hồi chức năng, bản sao có chứng thực bệnh án có nội dung chuyển bệnh nhân về khoa phục hồi chức năng.
- Bản sao chứng từ thanh toán chi phí phục hồi chức năng, không bao gồm kinh phí cho trang thiết bị hỗ trợ phục hồi chức năng.
Trình tự giải quyết hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng cho người lao động được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Nghị định 88/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Trình tự giải quyết hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng cho người lao động
1. Người sử dụng lao động nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 26 Nghị định này cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, mang theo bản chính chứng từ thanh toán để đối chiếu với bản sao.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành thẩm định hồ sơ, quyết định việc hỗ trợ theo Mẫu số 10 tại Phụ lục của Nghị định này và gửi quyết định (kèm theo dữ liệu danh sách hỗ trợ) cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Trường hợp không hỗ trợ thì phải trả lời bằng văn bản cho người sử dụng lao động và nêu rõ lý do.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định hỗ trợ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm chi trả kinh phí hỗ trợ phục hồi chức năng cho người lao động. Trường hợp không chi trả thì phải trả lời bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và nêu rõ lý do.
Theo đó, trình tự giải quyết hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng cho người lao động được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Người sử dụng lao động nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 26 Nghị định 88/2020/NĐ-CP cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, mang theo bản chính chứng từ thanh toán để đối chiếu với bản sao.
Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành thẩm định hồ sơ, quyết định việc hỗ trợ theo Mẫu số 10 tại Phụ lục của Nghị định 88/2020/NĐ-CP và gửi quyết định (kèm theo dữ liệu danh sách hỗ trợ) cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Trường hợp không hỗ trợ thì phải trả lời bằng văn bản cho người sử dụng lao động và nêu rõ lý do.
Xem chi tiết mẫu số 10 tại Phụ lục của Nghị định 88/2020/NĐ-CP
Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định hỗ trợ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm chi trả kinh phí hỗ trợ phục hồi chức năng cho người lao động.
Trường hợp không chi trả thì phải trả lời bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hoạt động dầu khí ở nước ngoài gồm những hoạt động nào? Ngôn ngữ sử dụng trong hồ sơ đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí?
- CBCCVC không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024 thế nào?
- Thời gian lái xe an toàn là gì? Mẫu Bản khai thời gian lái xe an toàn mới nhất hiện nay? Tải mẫu?
- Mẫu Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Chi bộ mới nhất là mẫu nào? Tải mẫu ở đâu?
- Giấy phép lái xe có bao nhiêu điểm 2025? Xem điểm giấy phép lái xe ở đâu? Hướng dẫn xem điểm giấy phép lái xe?