Mức hỗ trợ chuyển đổi nghề để giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất được quy định như thế nào?
- Mức hỗ trợ chuyển đổi nghề để giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất là bao nhiêu?
- Hỗ trợ học nghề để chuyển đổi nghề đối với hộ gia đình không có nhu cầu mua sắm máy móc như thế nào?
- Kinh phí thực hiện hỗ trợ học nghề để chuyển đổi nghề đối với hộ gia đình không có nhu cầu mua sắm máy móc như thế nào?
Mức hỗ trợ chuyển đổi nghề để giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất là bao nhiêu?
Mức hỗ trợ chuyển đổi nghề để giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất được quy định tại Điều 5 Thông tư 55/2023/TT-BTC (có hiệu lực từ ngày 15/8/2023) như sau:
Chi hỗ trợ chuyển đổi nghề
Trường hợp chính quyền địa phương không bố trí được đất sản xuất, thì hộ không có đất hoặc thiếu đất sản xuất được hỗ trợ 01 lần chuyển đổi nghề. Các hộ thuộc đối tượng theo hướng dẫn của Ủy ban Dân tộc được xem xét, hỗ trợ mức tối đa 10 triệu đồng/hộ để mua sắm nông cụ, máy móc, làm dịch vụ sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi sang làm các ngành nghề trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh khác; phương thức thực hiện hỗ trợ theo hướng dẫn của Ủy ban Dân tộc; hoặc được hỗ trợ học nghề để chuyển đổi nghề theo quy định tại Điều 7 và Điều 8 Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng (sau đây viết tắt là Thông tư số 152/2016/TT-BTC), khoản 3 Điều 1 Thông tư số 40/2019/TT-BTC ngày 28 tháng 6 năm 2019 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 152/2016/TT-BTC (sau đây viết tắt là Thông tư số 40/2019/TT-BTC).
Như vậy, mức hỗ trợ tối đa là 10 triệu đồng/hộ.
Trước đây, mức hỗ trợ này được quy định tại Điều 5 Thông tư 15/2022/TT-BTC (hết hiệu lực từ 15/8/2023) như sau:
Hỗ trợ chuyển đổi nghề
1. Trường hợp chính quyền địa phương không bố trí được đất sản xuất, thì hộ không có đất hoặc thiếu đất sản xuất được hỗ trợ 01 lần chuyển đổi nghề. Mức hỗ trợ tối đa 10 triệu đồng/hộ để mua sắm nông cụ, máy móc làm dịch vụ sản xuất nông nghiệp, làm các ngành nghề khác. Trường hợp không có nhu cầu mua sắm nông cụ, máy móc thì được hỗ trợ học nghề để chuyển đổi nghề theo quy định tại Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28 tháng 09 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng (sau đây viết tắt là Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg).
2. Quy trình, phương thức hỗ trợ thực hiện theo hướng dẫn của Ủy ban Dân tộc.
Theo đó, nếu như chính quyền địa phương không bố trí được đất sản xuất thì hộ gia đình không có đất hoặc thiếu đất sản xuất sẽ được hỗ trợ tối đa 10 triệu đồng cho mỗi hộ để mua sắm nông cụ, máy móc làm dịch vụ sản xuất nông nghiệp, làm các ngành nghề khác.
Lưu ý, mỗi hộ gia đình chỉ được hỗ trợ chuyển đổi nghề 1 lần.
Mức hỗ trợ chuyển đổi nghề để giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất được quy định như thế nào?
Hỗ trợ học nghề để chuyển đổi nghề đối với hộ gia đình không có nhu cầu mua sắm máy móc như thế nào?
Căn cứ vào Điều 4 Quyết định 46/2015/QĐ-TTg năm 2015 quy định về mức hỗ trợ học nghề để chuyển đổi nghề khi không có nhu cầu mua sắm máy móc như sau:
- Người khuyết tật: Mức tối đa 06 triệu đồng/người/khóa học.
- Người thuộc hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; người thuộc hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ: Mức tối đa 04 triệu đồng/người/khóa học.
- Người dân tộc thiểu số, người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm, ngư dân: Mức tối đa 03 triệu đồng/người/khóa học.
- Người thuộc hộ cận nghèo: Mức tối đa 2,5 triệu đồng/người/khóa học.
- Người học là phụ nữ, lao động nông thôn không thuộc các đối tượng quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 của Điều này: Mức tối đa 02 triệu đồng/người/khóa học.
- Riêng ngư dân học các nghề: Vận hành tàu vỏ thép, tàu vỏ vật liệu mới, kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm theo công nghệ mới đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên được hỗ trợ 100% chi phí đào tạo và thực hiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ.
- Trường hợp người học đồng thời thuộc các đối tượng nêu tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 của Điều này chỉ được hưởng một mức hỗ trợ chi phí đào tạo cao nhất.
- Mức chi phí đào tạo cho từng nghề và mức hỗ trợ cụ thể đối với từng đối tượng tham gia học chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng cơ quan ở trung ương được giao nhiệm vụ thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng phê duyệt phù hợp với chương trình, thời gian đào tạo thực tế và đặc thù của từng vùng, địa phương.
Đối với những nghề có chi phí đào tạo thực tế lớn hơn mức hỗ trợ tối đa quy định tại Điều này, các địa phương, cơ sở đào tạo chủ động xây dựng phương án huy động nguồn kinh phí bổ sung từ ngân sách địa phương, hỗ trợ của doanh nghiệp, đóng góp của người học và nguồn huy động, tài trợ hợp pháp khác để bảo đảm chi phí đào tạo.
- Ngoài các đối tượng quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5 của Điều này, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tùy theo điều kiện, khả năng ngân sách địa phương, bố trí và huy động thêm các nguồn kinh phí hợp pháp khác để hỗ trợ thêm cho các đối tượng khác có nhu cầu học nghề.
Kinh phí thực hiện hỗ trợ học nghề để chuyển đổi nghề đối với hộ gia đình không có nhu cầu mua sắm máy móc như thế nào?
Căn cứ vào Điều 6 Quyết định 46/2015/QĐ-TTg năm 2015 quy định về kinh phí thực hiện hỗ trợ học nghề để chuyển đổi nghề đối với hộ gia đình không có nhu cầu mua sắm máy móc như sau:
- Kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng, gồm:
+ Ngân sách trung ương;
+ Ngân sách địa phương;
+ Kinh phí hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và các nguồn huy động tài trợ hợp pháp khác.
- Các Bộ, ngành, địa phương lồng ghép sử dụng các nguồn kinh phí được giao từ ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn hỗ trợ khác để tổ chức đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng theo chính sách quy định tại Quyết định này và Luật Ngân sách nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế làm việc của trường Tiểu học mới nhất? Tải về file word Mẫu Quy chế làm việc của trường Tiểu học?
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?