Mức đóng BHXH tự nguyện 2022 là bao nhiêu? Từ ngày 01/8/2022, mức đóng BHXH tự nguyện có gì mới?
Mức đóng BHXH tự nguyện 2022 là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 10 và Điều 14 Nghị định 134/2015/NĐ-CP và Thông báo 4447/TB-BHXH năm 2022, mức đóng BHXH tự nguyện của người lao động đang được tính theo công thức sau:
Mức đóng/tháng = 22% x Mức thu nhập chọn đóng BHXH tự nguyện - Mức nhà nước hỗ trợ đóng
Trong đó:
- Mức thu nhập chọn đóng BHXH tự nguyện của người lao động do người đó tự quyết định.
- Mức nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện:
Từ ngày 01/01/2022, mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn là 1.500.000 đồng/người/tháng, nên mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu năm 2022 có sự điều chỉnh.
+ Mức hỗ trợ được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn:
Hộ nghèo được hỗ trợ: 30% x 22% x 1.500.000 = 99.000 đồng/tháng
Hộ cận nghèo được hỗ trợ: 25% x 22% x 1.500.000 = 82.500 đồng/tháng
Các đối tượng khác được hỗ trợ: 10% x 22% x 1.500.000 = 33.000 đồng/tháng.
Khi Chính phủ điều chỉnh mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn trong thời gian mà người tham gia BHXH tự nguyện đã đóng theo phương thức đóng 3 tháng, 6 tháng hay 12 tháng hoặc đóng một lần cho nhiều năm về sau thì người tham gia không phải điều chỉnh mức chênh lệch số tiền đã đóng.
Mức đóng BHXH tự nguyện 2022 là bao nhiêu? Từ ngày 01/8/2022, mức đóng BHXH tự nguyện có gì mới?
Những đối tượng được hỗ trợ thêm mức đóng BHXH tự nguyện 2022?
Căn cứ Mục II Phụ lục 04 ban hành kèm Nghị quyết 03/2022/NQ-HĐND quy định các đối tượng tham gia BHXH tự nguyện tại Hà Nội được hỗ trợ thêm tiền đóng BHXH tự nguyện như sau:
"Người tham gia BHXH tự nguyện theo quy định tại Điều 2 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH ngày 18/02/2016 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (trừ trường hợp đóng theo phương thức quy định tại Khoản 2 Điều 8 Chương III Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH), đăng ký thường trú tại thành phố Hà Nội, là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bao gồm:
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 03 tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2018; người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi;
- Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố;
- Người lao động giúp việc gia đình;
- Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương;
- Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
- Người nông dân, người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân và gia đình;
- Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội (trừ trường hợp người lao động đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm);
- Người tham gia khác.
(Người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được xác định theo quy định tại Quyết định số 13/2021/QĐ-UBND ngày 05/9/2021 của UBND Thành phố quy định chuẩn nghèo đa chiều của thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025)."
Theo đó, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được xác định tại Quyết định 13/2021/QĐ-UBND, cụ thể như sau:
- Chuẩn hộ nghèo:
+ Khu vực nông thôn: Có thu nhập bình quân đầu người/tháng ít hơn hoặc bằng 2.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
+ Khu vực thành thị: Có thu nhập bình quân đầu người/tháng ít hơn hoặc bằng 2.500.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
- Chuẩn hộ cận nghèo
+ Khu vực nông thôn: Có thu nhập bình quân đầu người/tháng ít hơn hoặc bằng 2.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.
+ Khu vực thành thị: Có thu nhập bình quân đầu người/tháng ít hơn hoặc bằng 2.500.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.
Mức hỗ trợ tiền đóng BHXH tự nguyện từ 01/8/2022 là bao nhiêu?
Căn cứ Mục III Phụ lục 04 ban hành kèm Nghị quyết 03/2022/NQ-HĐND quy định mức hỗ trợ tiền đóng BHXH tự nguyện từ 01/8/2022 cho người tham gia BHXH tự nguyện tại Hà Nội như sau:
"Người tham gia BHXH tự nguyện được hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH tự nguyện hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo từng thời kỳ do Thủ tướng Chính phủ quy định, cụ thể:
- Hỗ trợ thêm 30% mức đóng BHXH tự nguyện đối với người thuộc hộ nghèo.
- Hỗ trợ thêm 25% mức đóng BHXH tự nguyện đối với người thuộc hộ cận nghèo.
- Hỗ trợ thêm 10% mức đóng BHXH tự nguyện đối với các đối tượng khác.
(Mức hỗ trợ này ngoài mức hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện được quy định tai Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ)."
Theo đó, người lao động tham gia BHXH tự nguyện tại thành phố Hà Nội được hỗ trợ mức đóng như sau:
Hộ nghèo = 60% x 22% x Mức chuẩn nghèo nông thôn = 60% x 22% x 1.500.000 = 198.000 đồng/tháng;
Hộ cận nghèo = 50% x 22% x Mức chuẩn nghèo nông thôn = 50% x 22% x 1.500.000 = 165.000 đồng/tháng;
Đối tượng khác = 20% x 22% x Mức chuẩn nghèo nông thôn = 20% x 22% x 1.500.000 = 66.000 đồng/tháng.
Trên đây là quy định về mức đóng BHXH tự nguyện 2022 mà người lao động có thể tham khảo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn xin cấp sổ đỏ lần đầu 2025 mẫu số 04a/ĐK word? Hướng dẫn kê khai mẫu số 04a/ĐK chi tiết thế nào?
- Phân tích nhân vật tôi trong câu chuyện người ăn xin ngắn gọn chọn lọc? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Hướng dẫn soạn thảo dự thảo nghị quyết Đại hội chi bộ nhiệm kỳ 25 27? Dự thảo nghị quyết Đại hội chi bộ nhiệm kỳ 25 27 có dạng như thế nào?
- Viết bài văn nghị luận về việc vay mượn, cải biến, sáng tạo trong một tác phẩm văn học chọn lọc? Đặc điểm môn Văn GDPT là gì?
- Ái kỷ là gì? Dấu hiệu của ái kỷ? Khám sức khỏe định kỳ cho người lao động có khám tâm thần không?