Mục đích của Chiến dịch Thượng Lào năm 1953 là gì? Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong lĩnh vực quốc phòng?
Mục đích của Chiến dịch Thượng Lào năm 1953 là gì?
Sau thất bại thảm hại ở Tây Bắc, hậu phương của địch bị thu hẹp, Quân viễn chinh Pháp vội vàng co về củng cố phòng thủ Thượng Lào hòng tạo cơ sở cho việc giành lại thế chủ động trên chiến trường Đông Dương. Thực hiện kế hoạch này, chúng phân Thượng Lào thành hai khu (miền núi và đồng bằng), trong mỗi khu có hai phân khu; đồng thời, ráo riết củng cố tổ chức, bổ sung quân số, vũ khí. Riêng ở Thị xã Sầm Nưa, chúng bổ sung khoảng 2.500 quân, một đại đội pháo và ở Xiêng Khoảng một tiểu đoàn ngụy Lào; tập trung xây dựng Sầm Nưa thành tập đoàn cứ điểm mạnh (tương đương với Nà Sản ở Tây Bắc Việt Nam) làm khu vực phòng thủ chủ yếu.
Ngoài ra, chúng còn sử dụng lực lượng cơ động (quân Pháp) ở chiến trường Bắc Bộ Việt Nam để sẵn sàng ứng cứu, giải tỏa bằng đường không khi bị ta tiến công. Mặc dù Thượng Lào được đầu tư xây dựng kiên cố, vững chắc và có kế hoạch bảo vệ chu tất, song vẫn bộc lộ những sơ hở: dễ bị chia cắt, bao vây, cô lập; khó khăn trong tiếp tế ứng cứu, giải tỏa; trình độ tác chiến và tinh thần chiến đấu của quân ngụy Lào hạn chế, dễ hoang mang, dao động... Trên cơ sở phân tích đánh giá kỹ tình hình, mùa Xuân năm 1953, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng Bạn trao đổi và thống nhất quyết định mở Chiến dịch Thượng Lào.
Mục đích của Chiến dịch nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch; động viên, cổ vũ nhân dân Lào đứng dậy đoàn kết cùng nhân dân Việt Nam chống kẻ thù chung; giúp Bạn mở rộng vùng giải phóng và tiếp tục củng cố căn cứ địa cách mạng Lào. Thực hiện quyết tâm của lãnh đạo hai nước, cuối tháng 02-1953, ta và Bạn gấp rút chuẩn bị mở Chiến dịch.
Theo đó, mục đích của Chiến dịch Thượng Lào năm 1953 như sau:
- Giải phóng một bộ phận đất đai,
- Tiêu diệt sinh lực địch,
- Xây dựng và mở rộng các căn cứ du kích, tạo điều kiện đẩy mạnh cuộc kháng chiến của nhân dân Lào.
*Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!
Mục đích của Chiến dịch Thượng Lào năm 1953 là gì? Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong lĩnh vực quốc phòng? (Hình ảnh Internet)
Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong lĩnh vực quốc phòng?
Căn cứ theo Điều 6 Luật Quốc phòng 2018 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực quốc phòng gồm:
(1) Chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, Nhân dân, Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(2) Thành lập, tham gia, tài trợ tổ chức vũ trang trái pháp luật.
(3) Điều động, sử dụng người, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trang bị, thiết bị, phương tiện để tiến hành hoạt động vũ trang khi chưa có lệnh hoặc quyết định của cấp có thẩm quyền hoặc không có trong kế hoạch huấn luyện, diễn tập, sẵn sàng chiến đấu đã được phê duyệt.
(4) Chống lại hoặc cản trở cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
(5) Lợi dụng, lạm dụng việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng để xâm phạm lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
(6) Phân biệt đối xử về giới trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
Ngày truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày mấy?
Căn cứ Hướng dẫn 160-HD/BTGTW năm 2024 có nêu rõ về Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) về Ngày truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam như sau:
QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM - 80 NĂM XÂY DỰNG, CHIẾN ĐẤU, CHIẾN THẮNG VÀ TRƯỞNG THÀNH
1. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời, đánh thắng hai trận đầu, cùng Nhân dân tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền (1944 - 1945)
Ngay từ khi ra đời (3/2/1930), trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên, Đảng ta đã khẳng định con đường đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc là dùng bạo lực cách mạng để giành chính quyền và yêu cầu phải “Tổ chức ra quân đội công nông”[1] để làm nòng cốt cho toàn dân tiến hành đấu tranh cách mạng. Luận cương chính trị của Đảng (tháng 10/1930) xác định nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng tư sản dân quyền, trong đó chỉ rõ phải: “Lập quân đội công nông”[2].
Trong phong trào cách mạng 1930 - 1931, đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh, từ lực lượng khởi nghĩa của công nông, Đội tự vệ công nông (Tự vệ Đỏ) đã ra đời. Đó là tiền đề đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam. Tiếp theo đó, hàng loạt tổ chức vũ trang lần lượt được thành lập như: Đội du kích Bắc Sơn (1940), các đội du kích ở Nam Kỳ (1940), Cứu quốc quân (1941)…
Ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập theo Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh. Trong Chỉ thị, Người ghi rõ: “Tên ĐỘI VIỆT NAM TUYÊN TRUYỀN GIẢI PHÓNG QUÂN nghĩa là chính trị trọng hơn quân sự. Nó là đội tuyên truyền”[3]; “Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là đội quân đàn anh, mong cho chóng có những đội đàn em khác. Tuy lúc đầu quy mô của nó còn nhỏ, nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang. Nó là khởi điểm của giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc, khắp đất nước Việt Nam”[4]. Đồng chí Võ Nguyên Giáp được Trung ương Đảng và Lãnh tụ Hồ Chí Minh ủy nhiệm tổ chức, lãnh đạo, chỉ huy, tuyên bố thành lập Đội, gồm 34 người, biên chế thành 3 tiểu đội do đồng chí Hoàng Sâm làm Đội trưởng, đồng chí Xích Thắng làm Chính trị viên, có chi bộ Đảng lãnh đạo. Ngày 22/12/1944 được lấy làm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Bên cạnh đó, căn cứ theo khoản 1 Điều 25 Luật Quốc phòng 2018 quy định Ngày truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam như sau:
Quân đội nhân dân
1. Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên. Lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương.
Ngày 22 tháng 12 hằng năm là ngày truyền thống của Quân đội nhân dân, ngày hội quốc phòng toàn dân.
Như vậy, Ngày 22/12/1944 được lấy làm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Theo đó, Ngày 22 tháng 12 hằng năm là Ngày truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam và cũng là ngày hội quốc phòng toàn dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền tự chủ của trường đại học là gì? Trường đại học tự chủ tài chính sử dụng nguồn tài chính cho các hoạt động nào?
- Hướng dẫn giải trình nguồn gốc tài sản thu nhập? Tài sản thu nhập của cán bộ công chức tăng so với lần liền trước thì phải tiến hành xác minh?
- Quan điểm phải kết hợp xây dựng kinh tế với củng cố quốc phòng lần đầu tiên được nêu ra trong văn kiện Đại hội lần thứ mấy của Đảng ta?
- Người có hành vi thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính không đúng thời gian sẽ bị phạt bao nhiêu?
- Hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm được thụ lý từ thời điểm nào?