Mức chi thực hiện Đề án Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực văn hóa nghệ thuật ở nước ngoài đến năm 2030?
- Mức chi và nội dung chi đối với khóa đào tạo, bồi dưỡng nhân lực văn hóa nghệ thuật ở nước ngoài dài hạn?
- Mức chi và nội dung chi đối với khóa đào tạo, bồi dưỡng nhân lực văn hóa nghệ thuật ở nước ngoài ngắn hạn?
- Nội dung chi, mức chi khác trong thực hiện đề án Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực văn hóa nghệ thuật ở nước ngoài đến năm 2030?
- Nguyên tắc thanh toán khoản kinh phí đào tạo ở nước ngoài được thực hiện như thế nào?
Mức chi và nội dung chi đối với khóa đào tạo, bồi dưỡng nhân lực văn hóa nghệ thuật ở nước ngoài dài hạn?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 54/2022/TT-BTC quy định như sau:
Nội dung, mức chi thực hiện Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực văn hóa nghệ thuật ở nước ngoài đến năm 2030”
1. Đối với khóa đào tạo, bồi dưỡng dài hạn (trên 03 tháng) ở nước ngoài:
a) Đối với các chi phí bắt buộc phải trả cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài: Thực hiện thanh toán theo hợp đồng ký kết giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài hoặc theo mức do cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài thông báo trong giấy báo tiếp nhận học viên (chi bằng đồng đô la Mỹ hoặc bằng đồng tiền của nước sở tại);
b) Sinh hoạt phí, chi phí làm hộ chiếu, visa và bảo hiểm y tế bắt buộc: Theo quy định tại Thông tư số 30/2022/TT-BTC ngày 03 tháng 6 năm 2022 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện Đề án nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2018 - 2030;
Sinh hoạt phí được cấp theo thời gian học tập thực tế ở nước ngoài (từ ngày nhập học đến ngày kết thúc khóa học nhưng không vượt quá thời gian ghi trong quyết định cử đi đào tạo, bồi dưỡng của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch);
c) Tiền vé máy bay đi và về (hạng phổ thông):
- Người học được cấp một lượt vé hạng phổ thông từ Việt Nam đến nơi học tập và một lượt vé từ nơi học tập về Việt Nam (trừ trường hợp được phía bạn đài thọ) trong toàn bộ thời gian đào tạo, bồi dưỡng: Thực hiện thanh toán theo quy định hiện hành về chế độ và định mức chi tiêu ngân sách nhà nước;
- Đối với người học dưới 16 tuổi, trong trường hợp nước sở tại yêu cầu phải về nước hàng năm để nghỉ hè và quay trở lại tiếp tục học tập: Người học được cấp các lượt vé hạng phổ thông đi và về theo thực tế (ngoài một lượt vé đi và về theo quy định); người học phải xuất trình thông báo của cơ sở đào tạo yêu cầu phải về nước nghỉ hè hàng năm khi làm thủ tục thanh toán;
d) Chi phí đi đường (lệ phí sân bay, chi phí thuê phương tiện đi lại từ sân bay về nơi ở và các chi phí khác có liên quan trong quá trình đi học và về Việt Nam của người học) được cấp một lần với mức khoán là 100 USD/người/cho toàn bộ thời gian đào tạo, bồi dưỡng;
Đối với người học dưới 16 tuổi phải về nước và quay lại nơi học tập nhiều hơn một lần theo quy định tại điểm c khoản này, được cấp với mức khoán là 100 USD/người cho mỗi đợt đi và về;
đ) Chi phí chi trả cho bảo mẫu:
Trong trường hợp người học dưới 16 tuổi được cử đi học, cơ sở đào tạo yêu cầu phải thuê bảo mẫu trong thời gian học đến khi người học đủ 16 tuổi, chi phí thuê bảo mẫu được thanh toán theo hóa đơn thực tế hoặc thông báo của cơ sở đào tạo tại nơi người học được cử đi đào tạo.
Như vậy, khóa đào tạo, bồi dưỡng nhân lực văn hóa nghệ thuật ở nước ngoài dài hạn là khóa đào tạo trên 03 tháng. Mức chi, nội dung cho cho việc đào tạo, bồi dưỡng nhân lực văn hóa nghệ thuật ở nước ngoài dài hạn được thực hiện theo quy định nêu trên.
Mức chi thực hiện Đề án Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực văn hóa nghệ thuật ở nước ngoài đến năm 2030? (Hình từ internet)
Mức chi và nội dung chi đối với khóa đào tạo, bồi dưỡng nhân lực văn hóa nghệ thuật ở nước ngoài ngắn hạn?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 54/2022/TT-BTC quy định như sau:
Nội dung, mức chi thực hiện Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực văn hóa nghệ thuật ở nước ngoài đến năm 2030”
...
2. Đối với khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn (dưới 03 tháng) ở nước ngoài: Thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 4 Thông tư này.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 4 Thông tư 54/2022/TT-BTC mức chi và nội dung chi đối với khóa đào tạo, bồi dưỡng nhân lực văn hóa nghệ thuật ở nước ngoài ngắn hạn quy định như sau:
Nội dung, mức chi thực hiện Đề án “Đào tạo tài năng trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật giai đoạn 2016 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”
...
3. Bồi dưỡng, tập huấn, chuẩn hóa, nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý đào tạo và hướng dẫn học sinh, sinh viên tài năng ở trong nước và thực tập ở nước ngoài:
...
b) Đối với bồi dưỡng, tập huấn và thực tập ngắn hạn ở nước ngoài (thời gian dưới 03 tháng đối với đội ngũ giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý; dưới 06 tháng đối với học sinh, sinh viên):
- Đối với các chi phí bắt buộc phải trả cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài: Thực hiện thanh toán theo thông báo hoặc hóa đơn học phí của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài hoặc chứng từ, hóa đơn hợp pháp do cơ sở dịch vụ ở nước ngoài ban hành hoặc theo hợp đồng cụ thể do cấp có thẩm quyền ký kết (chi bằng đồng đô la Mỹ hoặc bằng đồng tiền của nước sở tại);
- Chi sinh hoạt phí và các khoản chi phí khác (gồm chi phí đi đường, lệ phí làm hộ chiếu, visa, bảo hiểm y tế bắt buộc, vé máy bay khứ hồi):
+ Đối với khóa học dưới 03 tháng: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 102/2012/TT-BTC ngày 21 tháng 6 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức Nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí (sau đây gọi là Thông tư số 102/2012/TT-BTC). Việc thanh toán căn cứ theo thời gian thực tế bồi dưỡng, tập huấn và thực tập ở nước ngoài theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
+ Đối với khóa học trên 03 tháng: Thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này.
Nhu vậy, khóa đào tạo, bồi dưỡng nhân lực văn hóa nghệ thuật ở nước ngoài ngắn hạn là các khóa đào tạo dưới 03 tháng.
Nội dung và mức chi thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nhân lực văn hóa nghệ thuật ở nước ngoài ngắn hạn được thực hiện theo quy định nêu trên.
Nội dung chi, mức chi khác trong thực hiện đề án Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực văn hóa nghệ thuật ở nước ngoài đến năm 2030?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 5 Thông tư 54/2022/TT-BTC như sau:
Nội dung, mức chi thực hiện Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực văn hóa nghệ thuật ở nước ngoài đến năm 2030”
...
3. Chi đào tạo, bồi dưỡng bổ sung về ngoại ngữ và lý luận chính trị cho người học trước khi ra nước ngoài học tập: Nội dung và mức chi áp dụng theo quy định tại Thông tư số 36/2018/TT-BTC.
4. Chi khen thưởng học sinh đoạt giải thưởng, thành tích cao: Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 110/2020/NĐ-CP.
5. Chi quản lý chung thực hiện Đề án:
a) Chi phí về hợp tác đào tạo với các cơ sở đào tạo nước ngoài; kiểm tra, đánh giá việc học tập, nghiên cứu, sinh hoạt của lưu học sinh: Căn cứ tình hình thực tiễn triển khai, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt kế hoạch và cử đoàn công tác để làm việc với các cơ sở đào tạo nước ngoài, kiểm tra, đánh giá việc học tập của lưu học sinh tại nước ngoài đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả và trong phạm vi dự toán được giao. Nội dung và mức chi áp dụng theo quy định tại Thông tư số 102/2012/TT-BTC;
b) Chi xử lý rủi ro, các trường hợp bất khả kháng xảy ra đối với lưu học sinh trong thời gian khóa học: Trường hợp người được cử đi đào tạo, bồi dưỡng tử vong, ngân sách nhà nước hỗ trợ cước phí vận chuyển thi hài hoặc lọ tro cốt từ nước ngoài về nước hoặc hỗ trợ phần chênh lệch thiếu của cước phí vận chuyển này sau khi bảo hiểm chi trả;
c) Chi phí tổ chức tuyển sinh, giải quyết các thủ tục cần thiết để đưa lưu học sinh ra nước ngoài học tập và các chi phí khác có liên quan: Thực hiện theo các quy định hiện hành về chế độ và định mức chi tiêu ngân sách nhà nước, thanh toán theo hợp đồng và thực tế phát sinh trong phạm vi dự toán được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt.
Như vậy, ngoài chi cho việc thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nhân lực văn hóa nghệ thuật ở nước ngoài, thực hiện đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực văn hóa nghệ thuật ở nước ngoài đến năm 2030 còn thực hiện nội dung, mức chi theo quy định trên.
Nguyên tắc thanh toán khoản kinh phí đào tạo ở nước ngoài được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 54/2022/TT-BTC quy định nguyên tắc thanh toán khoản kinh phí đào tạo ở nước ngoài như sau:
- Đơn vị sử dụng ngân sách lập Giấy rút dự toán ngân sách bằng ngoại tệ trên cơ sở tổng số tiền tại danh sách chuyển kinh phí đào tạo cho lưu học sinh theo từng nước/trường, từng loại ngoại tệ và gửi đến Kho bạc Nhà nước kèm theo các hồ sơ quy định tại Điều 7 Nghị định số 11/2020/NĐ-CP; danh sách chuyển kinh phí đào tạo cho lưu học sinh phải đầy đủ các nội dung sau:
Họ và tên lưu học sinh; tên nước lưu học sinh đang theo học; nội dung chi; số tiền bằng ngoại tệ cho từng lưu học sinh; tên tài khoản người hưởng (tên cơ sở đào tạo nước ngoài hoặc đơn vị cá nhân được hưởng); số tài khoản người hưởng; mã swift code của ngân hàng người hưởng hoặc tên và địa chỉ đầy đủ của ngân hàng người hưởng; ngân hàng trung gian (nếu có); phí chuyển tiến; khác (nếu có);
- Đơn vị sử dụng ngân sách chịu trách nhiệm về tính hợp pháp và tính chính xác của các nội dung trong danh sách chuyển kinh phí đào tạo cho lưu học sinh và hồ sơ gửi đến Kho bạc Nhà nước theo quy định; đảm bảo đúng nội dung và mức chi theo quy định tại Thông tư này;
- Kho bạc Nhà nước căn cứ dự toán được giao, hồ sơ đơn vị gửi đến để kiểm soát và làm thủ tục chuyển tiền đến đối tượng thụ hưởng.
- Đối với khoản chi sinh hoạt phí: Việc ứng trước tiền sinh hoạt phí không quá 03 tháng, bằng hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản cho người được cử đi đào tạo.
Thông tư 54/2022/TT-BTC có hiệu lực từ 05/10/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân loại, điều kiện khai thác, sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay khác từ 1/7/2025 ra sao?
- Mức đầu tư để trường mầm non tư thục hoạt động giáo dục ít nhất là bao nhiêu? Hồ sơ cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục?
- Cơ quan nào quyết định thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập? Thủ tục thành lập trung tâm?
- Mẫu Phiếu đề nghị xử lý kỷ luật công đoàn mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Ai có thẩm quyền đề nghị xử lý kỷ luật công đoàn?
- Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho ai? Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân sẽ do cơ quan nào cấp?