Mua hàng hóa đã qua sử dụng có được bảo hành sản phẩm không? Nghĩa vụ bảo hành của bên bán theo quy định pháp luật như thế nào?
Bảo hành sản phẩm, hàng hóa là gì?
Bảo hành hàng hóa được hiểu là biện pháp bảo đảm của bên bán đối với giá trị sử dụng cũng như chất lượng, tính năng của hàng hóa. Thông thường bảo hành sản phẩm sử dụng trong một khoảng thời gian xác định đối với hàng hóa bị hư hỏng, lỗi kỹ thuật của bên bán.
Theo đó, chất lượng sản phẩm được quy định tại Điều 432 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
- Chất lượng của tài sản mua bán do các bên thỏa thuận.
- Trường hợp tiêu chuẩn về chất lượng hàng hóa đã được công bố hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì thỏa thuận của các bên về chất lượng hàng hóa không được thấp hơn chất lượng được xác định theo tiêu chuẩn đã công bố hoặc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Khi các bên không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng về chất lượng hàng hóa mua bán thì chất lượng hàng hóa mua bán được xác định theo tiêu chuẩn về chất lượng hàng hóa đã được công bố, quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo tiêu chuẩn ngành nghề.
Trường hợp không có tiêu chuẩn về chất lượng hàng hóa đã được công bố, quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tiêu chuẩn ngành nghề thì chất lượng của tài sản mua bán được xác định theo tiêu chuẩn thông thường hoặc theo tiêu chuẩn riêng phù hợp với mục đích giao kết hợp đồng và theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Mua hàng hóa đã qua sử dụng có được bảo hành sản phẩm không? Nghĩa vụ bảo hành của bên bán theo quy định pháp luật như thế nào? (Hình từ Internet)
Mua hàng hóa đã qua sử dụng có được bảo hành sản phẩm không?
Căn cứ quy định tại Điều 445 Bộ luật Dân sự 2015 về việc bảo đảm chất lượng vật mua bán cũng như trách nhiệm của bên bán đối với hàng hóa đã qua sử dụng như sau:
Bảo đảm chất lượng vật mua bán
1. Bên bán phải bảo đảm giá trị sử dụng hoặc các đặc tính của vật mua bán; nếu sau khi mua mà bên mua phát hiện khuyết tật làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị sử dụng của vật đã mua thì phải báo ngay cho bên bán khi phát hiện ra khuyết tật và có quyền yêu cầu bên bán sửa chữa, đổi vật có khuyết tật lấy vật khác, giảm giá và bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Bên bán phải bảo đảm vật bán phù hợp với sự mô tả trên bao bì, nhãn hiệu hàng hóa hoặc phù hợp với mẫu mà bên mua đã lựa chọn.
3. Bên bán không chịu trách nhiệm về khuyết tật của vật trong trường hợp sau đây:
a) Khuyết tật mà bên mua đã biết hoặc phải biết khi mua;
b) Vật bán đấu giá, vật bán ở cửa hàng đồ cũ;
c) Bên mua có lỗi gây ra khuyết tật của vật.
Như vậy, trong trường hợp hàng hóa được mua là hàng hóa đã qua sử dụng thì bên bán không chịu trách nhiệm về việc bảo đảm chất lượng cũng như bảo hành sản phẩm. Tuy nhiên, khoản 1 Điều 446 Bộ luật Dân sự 2015 quy định việc bảo hành sản phẩm do các bên thỏa thuận khi mua bán hàng hóa. Do đó, khi mua hàng hóa đã qua sử dụng, giữa bên bán và bên mua có thỏa thuận về việc bảo hành sản phẩm thì bên bán phải thực hiện nghĩa vụ bảo hành theo thỏa thuận.
Các biện pháp bảo hành hàng hóa theo quy định pháp luật là gì?
Biện pháp bảo hành hàng hóa được quy định tại Điều 448 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
- Bên bán phải sửa chữa vật và bảo đảm vật có đủ các tiêu chuẩn chất lượng hoặc có đủ các đặc tính đã cam kết.
- Bên bán chịu chi phí về sửa chữa và vận chuyển vật đến nơi sửa chữa và từ nơi sửa chữa đến nơi cư trú hoặc trụ sở của bên mua.
Đồng thời, bên mua có quyền yêu cầu bên bán hoàn thành việc sửa chữa trong thời hạn do các bên thỏa thuận hoặc trong một thời gian hợp lý; nếu bên bán không thể sửa chữa được hoặc không thể hoàn thành việc sửa chữa trong thời hạn đó thì bên mua có quyền yêu cầu giảm giá, đổi vật có khuyết tật lấy vật khác hoặc trả lại vật và lấy lại tiền.
Ngoài ra, Điều 21 Luật Bảo quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định trách nhiệm bảo hành hàng hóa của người bán như sau:
- Cung cấp cho người tiêu dùng hàng hóa, linh kiện, phụ kiện tương tự để sử dụng tạm thời hoặc có hình thức giải quyết khác được người tiêu dùng chấp nhận trong thời gian thực hiện bảo hành;
- Đổi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện mới tương tự hoặc thu hồi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện và trả lại tiền cho người tiêu dùng trong trường hợp hết thời gian thực hiện bảo hành mà không sửa chữa được hoặc không khắc phục được lỗi.
- Chịu trách nhiệm về việc bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện cho người tiêu dùng cả trong trường hợp ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc bảo hành.
Mặt khác, theo quy định tại Điều 449 Bộ luật Dân sự 2015 thì bên mua ngoài việc yêu cầu thực hiện các biện pháp bảo hành, bên mua có quyền yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại do khuyết tật về kỹ thuật của vật gây ra trong thời hạn bảo hành.
Bên bán không phải bồi thường thiệt hại nếu chứng minh được thiệt hại xảy ra do lỗi của bên mua. Bên bán được giảm mức bồi thường thiệt hại nếu bên mua không áp dụng các biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép nhằm ngăn chặn, hạn chế thiệt hại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ sở hữu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng là ai? Điều kiện đối với chủ sở hữu là cổ đông sáng lập là gì?
- Mẫu chương trình đại hội chi bộ không có trù bị là mẫu nào? Tải về mẫu chương trình đại hội chi bộ không có trù bị?
- Vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam trong đấu tranh giành chính quyền cách mạng giai đoạn 30 - 45 theo Hướng dẫn 175?
- Tổng hợp 06 mẫu phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật đảng viên mới nhất theo Hướng dẫn 05? Khi nào kỷ luật cách chức?
- Tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học thế nào? Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học ra sao?