Mua bán công cụ kích điện để khai thác thủy sản bị phạt bao nhiêu tiền theo quy định từ 20/5/2024?
Mua bán công cụ kích điện để khai thác thủy sản bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ tại Điều 28 Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm đối với hành vi mua bán công cụ kích điện để khai thác thủy sản như sau:
Vi phạm quy định về sử dụng điện để khai thác thủy sản
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản đối với trường hợp không sử dụng tàu cá mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán công cụ kích điện để khai thác thủy sản.
3. Phạt tiền đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện hoặc sử dụng trực tiếp dòng điện từ máy phát điện trên tàu cá để khai thác thủy sản theo các mức phạt sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 06 mét;
b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét đến dưới 12 mét;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường hợp tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng dòng điện trực tiếp từ điện lưới để khai thác thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo đó, hành vi mua bán công cụ kích điện để khai thác thủy sản có thể bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, tại tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và áp dụng xử phạt vi phạm hành chính
1. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện trong lĩnh vực thủy sản là 1.000.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền xử phạt đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền cá nhân.
...
Như vậy, mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trên áp dụng với cá nhân vi phạm trong lĩnh vực thủy sản, mức phạt đối với tổ chức có hành vi vi phạm tương ướng gấp 02 lần mức phạt của cá nhân.
Do đó, tổ chức có hành vi mua bán công cụ kích điện để khai thác thủy sản có thể bị phạt lên đến 30.000.000 đồng.
Mua bán công cụ kích điện để khai thác thủy sản bị phạt bao nhiêu tiền theo quy định từ 20/5/2024? (Hình từ Internet)
Hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi mua bán công cụ kích điện để khai thác thủy sản thế nào?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 28 Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định hình thức xử phạt bổ sung như sau:
Vi phạm quy định về sử dụng điện để khai thác thủy sản
...
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu công cụ kích điện, máy phát điện và ngư cụ đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, c, d khoản 3 và khoản 4 Điều này.
...
Như vậy, hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi mua bán công cụ kích điện để khai thác thủy sản là tịch thu công cụ kích điện, máy phát điện và ngư cụ.
Những đối tượng nào bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản?
Căn cứ tại Điều 2 Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản như sau:
- Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây viết chung là tổ chức, cá nhân) thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 38/2024/NĐ-CP.
- Tổ chức là đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định 38/2024/NĐ-CP, bao gồm:
+ Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, Luật Đầu tư 2020 gồm:
++ Doanh nghiệp tư nhân
++ Công ty cổ phần
++ Công ty trách nhiệm hữu hạn
++ Công ty hợp danh
++ Tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài đầu tư kinh doanh tại Việt Nam;
+ Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã 2023 gồm:
++ Hợp tác xã
++ Liên hiệp hợp tác xã,
- Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
- Đơn vị sự nghiệp và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
- Hộ kinh doanh phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, hộ gia đình, chủ tàu cá thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 38/2024/NĐ-CP bị xử phạt vi phạm như đối với cá nhân.
Như vậy, các tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Nghị định 38/2024/NĐ-CP thì bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
Nghị định 38/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 5 năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?