Một số lưu ý trong việc giải quyết hồ sơ xin nhập, trở lại, thôi quốc tịch Việt Nam được hướng dẫn bởi Cục Hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực?
Một số lưu ý trong việc giải quyết hồ sơ xin nhập, trở lại, thôi quốc tịch Việt Nam được hướng dẫn bởi Cục Hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực?
Ngày 24/8/2023, Cục Hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực ban hành Công văn 1145/HTQTCT-QT năm 2023 về việc phối hợp giải quyết hồ sơ quốc tịch.
Theo đó, tại Công văn 1145/HTQTCT-QT năm 2023, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực đề nghị Sở Tư pháp lưu ý một số nội dung sau:
- Phối hợp với các cơ quan có liên quan ở địa phương trong quá trình giải quyết hồ sơ, bảo đảm thời hạn giải quyết theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam 2008.
- Theo quy định tại khoản 5 Điều 19, khoản 2 Điều 23, khoản 3 Điều 27 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 thì người xin nhập/trở lại/thôi quốc tịch Việt Nam sẽ không được nhập/trở lại/thôi quốc tịch nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
Vì vậy, văn bản xác minh về nhân thân của cơ quan Công an trong hồ sơ xin nhập/trở lại/thôi quốc tịch Việt Nam cần có kết luận về nội dung này (không chỉ xác minh về vấn đề cư trú, quan hệ cha mẹ con...).
- Đơn, Lý lịch trong hồ sơ quốc tịch cần sử dụng đúng mẫu được ban hành kèm theo Thông tư 02/2020/TT-BTP của Bộ Tư pháp. Hướng dẫn người có yêu cầu khai đầy đủ, chính xác các thông tin trong Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam, Bản khai lý lịch.
- Hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải có đầy đủ Phiếu Lý lịch tư pháp theo quy định tại điểm đ, khoản 1 Điều 24 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008.
- Trường hợp người xin trở lại quốc tịch Việt Nam vì lý do đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài thì phải có giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp xác 2 nhận rõ về lý do không được nhập quốc tịch nước ngoài theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 15 Nghị định 16/2020/NĐ-CP.
Để được nhập Quốc tịch Việt Nam cần đáp ứng các điều kiện gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, quy định về điều kiện để được nhập Quốc tịch Việt Nam gồm có như sau:
(1) Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;
- Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam;
- Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam;
- Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.
(2) Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có các điều kiện quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
- Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
- Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
- Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
(3) Người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép.
(4) Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do người xin nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn và được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
(5) Người xin nhập quốc tịch Việt Nam không được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
(6) Chính phủ quy định cụ thể các điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam.
Một số lưu ý trong việc giải quyết hồ sơ xin nhập, trở lại, thôi quốc tịch Việt Nam được hướng dẫn bởi Cục Hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực? (Hình từ internet)
Thành phần hồ sơ xin gia nhập Quốc tịch Việt Nam gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, quy định thành phần hồ sơ xin gia nhập Quốc tịch Việt Nam gồm có các giấy tờ như sau:
- Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam;
- Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế;
- Bản khai lý lịch;
- Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;
- Giấy tờ chứng minh trình độ Tiếng Việt;
- Giấy tờ chứng minh về chỗ ở, thời gian thường trú ở Việt Nam;
- Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?