Một doanh nghiệp được cấp bao nhiêu tài khoản đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm? Thủ tục đăng ký trực tuyến như thế nào?
Một doanh nghiệp được cấp bao nhiêu tài khoản đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm?
Căn cứ vào Điều 23 Nghị định 99/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Cấp tài khoản đăng ký trực tuyến
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký trực tuyến được cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này cấp tài khoản đăng ký trực tuyến (sau đây gọi là tài khoản).
Một tài khoản chỉ được cấp cho một tổ chức, cá nhân, có thể là tài khoản sử dụng thường xuyên hoặc tài khoản sử dụng một lần trong đăng ký theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân. Tổ chức, cá nhân được cấp tài khoản chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, tính hợp pháp của thông tin phải kê khai để được cấp tài khoản và chịu trách nhiệm về việc sử dụng tài khoản.
2. Tổ chức, cá nhân có thể yêu cầu cấp tài khoản thông qua giao diện đăng ký trực tuyến hoặc gửi văn bản đề nghị theo Mẫu số 01e tại Phụ lục đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp có thẩm quyền cấp tài khoản đối với trường hợp đăng ký quy định tại Điều 44 Nghị định này.
Cơ quan có thẩm quyền cấp tài khoản đối với trường hợp đăng ký quy định tại các Điều 25, 38 và 41 Nghị định này hoặc trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng khu vực biển, tài sản gắn liền với khu vực biển thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai, về hàng không, về hàng hải hoặc pháp luật về khai thác, sử dụng tài nguyên biển.
Theo như quy định trên thì một tài khoản đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm chỉ được cấp cho một tổ chức, cá nhân mà thôi. Tài khoản đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm này có thể là tài khoản sử dụng thường xuyên hoặc tài khoản chỉ sử dụng được 01 lần theo yêu cầu của bên đăng ký biện pháp bảo đảm.
Như vậy, quy định trên không giới hạn về số lượng tài khoản đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm đối với một doanh nghiệp. Bên cạnh đó, quy định trên cũng đề cập đến việc tài khoản được cấp có thể chỉ sử dụng được 01 lần theo yêu cầu.
Do đó, nếu như trường hợp doanh nghiệp phát sinh nhiều lần yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm thì có thể vẫn sẽ được cấp tài khoản đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm theo từng lần phát sinh yêu cầu.
Một doanh nghiệp được cấp bao nhiêu tài khoản đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm? Thủ tục đăng ký trực tuyến như thế nào?
Thủ tục đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm được thực hiện như thế nào?
Căn cứ vào Điều 24 Nghị định 99/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Thủ tục đăng ký trực tuyến
1. Người yêu cầu đăng ký sử dụng tài khoản để đăng nhập vào hệ thống đăng ký trực tuyến và kê khai thông tin, xác thực hồ sơ đăng ký theo quy trình trên giao diện đăng ký trực tuyến. Trường hợp pháp luật có quy định hồ sơ đăng ký phải đính kèm bản điện tử thì người yêu cầu đăng ký gửi đính kèm văn bản này, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 46 Nghị định này.
Người yêu cầu đăng ký thực hiện thanh toán phí đăng ký theo quy trình trên giao diện đăng ký trực tuyến hoặc theo phương thức thanh toán được quy định tại pháp luật về phí, lệ phí, pháp luật khác có liên quan.
Hồ sơ đăng ký trực tuyến có giá trị pháp lý như hồ sơ đăng ký bằng bản giấy.
Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký trực tuyến và trả kết quả đăng ký áp dụng quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 16 Nghị định này.
2. Trường hợp bên bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm thực hiện việc đăng ký trực tuyến thông qua tài khoản của người đại diện thì người đại diện phải kê khai thông tin mã số tài khoản của người được đại diện. Thông tin về biện pháp bảo đảm được đăng ký phải được cập nhật vào tài khoản của người được đại diện, không cập nhật vào tài khoản của người đại diện.
3. Trường hợp có căn cứ từ chối đăng ký quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này, cơ quan đăng ký thực hiện việc từ chối đăng ký thông qua giao diện đăng ký trực tuyến hoặc gửi thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu đăng ký.
4. Trường hợp pháp luật về đất đai, về khai thác, sử dụng tài nguyên biển, về hàng không hoặc pháp luật về hàng hải có quy định khác về thủ tục đăng ký trực tuyến quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì thực hiện theo quy định của pháp luật đó.
Theo đó, trong trường hợp người yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm thực hiện việc đăng ký trực tuyến thì đầu tiên là phải đăng nhập vào hệ thống và kê khai thông tin, xác thực hồ sơ đăng ký.
Trường hợp bên bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm thực hiện việc đăng ký trực tuyến thông qua tài khoản của người đại diện thì người đại diện phải kê khai thông tin mã số tài khoản của người được đại diện. Thông tin về biện pháp bảo đảm được đăng ký phải được cập nhật vào tài khoản của người được đại diện, không cập nhật vào tài khoản của người đại diện.
Có được đăng ký biện pháp bảo đảm đối với quyền sử dụng đất thông qua biện pháp đăng ký trực tuyến không?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 13 Nghị định 99/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Cách thức nộp hồ sơ đăng ký
1. Hồ sơ đăng ký được nộp theo một trong các cách thức sau đây:
a) Qua hệ thống đăng ký trực tuyến;
b) Nộp bản giấy trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính;
c) Qua thư điện tử.
Như vậy, bên cạnh việc đăng ký trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thì có thể tiến hành đăng ký biện pháp bảo đảm đối với quyền sử dụng đất qua hệ thống đăng ký trực tuyến hoặc thư điện tử.
Nghị định 99/2022/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 15/01/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?