Minh họa tổ chức thực hiện chủ đề hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo hướng dẫn mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo?
Minh họa tổ chức thực hiện chủ đề hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo hướng dẫn mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo?
Ngày 10 tháng 10 năm 2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn 5636/BGDĐT-GDTrH năm 2023 tại đây hướng dẫn về việc xây dựng kế hoạch dạy học các môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, Hoạt động Trải nghiệm, hướng nghiệp ở bậc trung học cơ sở.
Tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Công văn 5636/BGDĐT-GDTrH năm 2023 có nêu rõ minh họa tổ chức thực hiện chủ đề hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo hướng dẫn mới của Bộ giáo dục và đào tạo như sau:
STT | Nội dung hoạt động | Tổ chức thực hiện | Kết quả/sản phẩm |
1 | Tổ chức cho học sinh tìm hiểu nội dung, phương pháp và hình thức trải nghiệm của chủ đề | Hoạt động có thể tổ chức trong không gian lớp học sử dụng sách giáo khoa và các phương tiện, tài liệu, học liệu phù hợp đề tổ chức cho học sinh thực hiện. | Học sinh xác định được các nội dung, hình thức, phương pháp chuẩn bị cho việc thực hành, luyện tập, trải nghiệm theo yêu cầu của chủ đề. |
2 | Tổ chức cho học sinh thực hành trải nghiệm | Hoạt động rèn luyện có thể tổ chức trong và ngoài không gian lớp học, trong và ngoài nhà trường. Học sinh trải nghiệm theo cá nhân hoặc nhóm. Hoạt động vận dụng, mở rộng cho phép học sinh có thể trải nghiệm thực tế ở các không gian khác nhau (trong nhà trường, tại gia đình và ngoài cộng đồng) với thời lượng phù hợp (tùy vào nội dung có thể kéo dài một hoặc nhiều tuần). Học sinh trải nghiệm theo cá nhân hoặc nhóm. | Học sinh điều chỉnh được những hiểu biết, kỹ năng, thái độ mong đợi dựa trên những bài học được khái quát và tổng kết. Học sinh vận dụng được kiến thức và kỹ năng mới vào thực tế (hoặc một bối cảnh/hoàn cảnh/điều kiện có ý nghĩa; phát huy được sự sáng tạo trong tư duy, hành động, việc làm để chuẩn bị ứng phó với các tình huống cuộc sống đặt ra. |
3 | Tổ chức cho học sinh thảo luận, báo cáo và đánh giá kết quả trải nghiệm | Hoạt động có thể tổ chức trong không gian lớp học (thảo luận, chia sẻ giữa các nhóm nhỏ trong lớp) hoặc ngoài lớp học (thảo luận, chia sẻ với các lớp khác) trong khuôn viên nhà trường tùy vào sản phẩm trải nghiệm đáp ứng yêu cầu cần đạt của chủ đề | Học sinh trình bày được sản phẩm trải nghiệm của nhóm hoặc cá nhân theo yêu cầu chủ đề và tiến hành tự đánh giá. |
Ví dụ minh họa
Chủ đề “Rèn luyện thói quen” (Lớp 7)
Yêu cầu cần đạt:
- Nhận diện được điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân trong học tập và cuộc sống;
- Nhận ra được khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân;
- Thể hiện được thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở gia đình cũng như ở trường
1. Tìm hiểu nội dung, phương pháp, hình thức trải nghiệm
- Nội dung: Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu công cụ để nhận biết điểm mạnh, điểm yếu và phát huy các giá trị bản thân; thang đo cảm xúc và cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực trong các tình huống khác nhau; cách xây dựng kế hoạch để duy trì thói quen gọn gàng, ngăn nắp...
- Cách thức tổ chức: Tổ chức theo nhóm nhỏ trong lớp học
- Kết quả/sản phẩm: Học sinh xác định cách nhận biết các điểm mạnh, điểm yếu của bản thân; khả năng kiểm soát của bản thân và cách xây dựng thói quen ngăn nắp gọn gàng, sạch sẽ ở gia đình và nhà trường
2. Thực hành trải nghiệm
- Nội dung:
+ Luyện tập: Giáo viên tổ chức cho học sinh đóng kịch tương tác về kiểm soát cảm xúc; làm bài tập nhóm “Cây giá trị” để nhận biết điểm mạnh; tham gia triển lãm ảnh “Góc học tập của em” ...
+ Vận dụng: Giáo viên dành thời gian đưa ra các nội dung trải nghiệm cho học lựa chọn như lập kế hoạch, thực hiện và cam kết duy trì dự án “Lớp học, sạch đẹp”; Kế hoạch duy trì thói quen tích cực của bản thân; Theo dõi khả năng kiểm soát bản thân trong nhiều ngày/nhiều tuần qua bảng phiếu cảm xúc cá nhân...
- Cách thức tổ chức:
+ Luyện tập: Giáo viên tổ chức học sinh trải nghiệm cá nhân và nhóm nhỏ trong lớp học.
+ Vận dụng: Giáo viên yêu cầu học sinh trải nghiệm tại gia đình, phụ huynh hỗ trợ theo dõi duy trì thói quen (sau khi dành thời gian hướng dẫn và giao nhiệm vụ trên lớp).
- Kết quả/sản phẩm:
+ Luyện tập: Học sinh biết cách điều chỉnh điểm yếu, phát huy điểm mạnh qua “Cây giá trị”; biết cách kiểm soát cảm xúc tiêu cực của cá nhân qua đóng vai các nhân vật xử lí tình huống; biết cách sắp xếp góc học tập cá nhân để chụp ảnh cho triển lãm “Góc học tập của em”;
+ Vận dụng: Học sinh thực hiện được cam kết và duy trì dự án “Lớp học, sạch đẹp”; Xây dựng được kế hoạch duy trì thói quen tích cực của bản thân; Theo dõi khả năng kiểm soát bản thân trong nhiều ngày/nhiều tuân qua bảng phiếu cảm xúc cá nhân...
2. Báo cáo, thảo luận, đánh giá
- Nội dung: Giáo viên tổ chức cho học sinh báo cáo các sản phẩm trải nghiệm. Giáo viên sử dụng sản phẩm làm căn cứ để nhận xét, đánh giá các mức độ hoàn thành của học sinh.
- Cách thức tổ chức: Tổ chức sinh hoạt giữa các nhóm trong lớp báo cáo sản phẩm cá nhân; chia sẻ sản phẩm dự án với các lớp khác trong khuôn viên sân trường.
- Kết quả/sản phẩm: Học sinh thảo luận, báo cáo về kết quả duy trì thói quen tích cực của bản thân (tranh ảnh, video...); Học sinh chia sẻ về dự án "Lớp học, sạch đẹp" với các lớp khác trong nhà trường...
Minh họa tổ chức thực hiện chủ đề hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo hướng dẫn mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo? (Hình từ Internet)
Bộ giáo dục hướng dẫn hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp như thế nào?
Tại Công văn 5636/BGDĐT-GDTrH năm 2023 có nêu rõ hướng dẫn của Bộ giáo dục cho hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp như sau:
- Phân công giáo viên:
Phân công giáo viên bảo đảm sự phù hợp giữa năng lực và chuyên môn của giáo viên với nội dung hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được đảm nhiệm[2]; ưu tiên phân công giáo viên phụ trách theo từng chủ đề để thuận lợi trong việc xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện, hướng dẫn và đánh giá học sinh trong quá trình trải nghiệm theo yêu cầu cần đạt của chủ đề đó.
- Xây dựng kế hoạch giáo dục:
Kế hoạch tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được xây dựng theo từng chủ đề; giáo viên được phân công đảm nhận chủ đề tổ chức cho học sinh tìm hiểu nội dung, phương pháp, hình thức hoạt động, tổ chức cho học sinh luyện tập, thực hành trải nghiệm theo yêu cầu của chương trình và tổ chức cho học sinh báo cáo, thảo luận, đánh giá về kết quả thực hiện (tham khảo kế hoạch tổ chức thực hiện một chủ đề tại Phụ lục 3). Việc xây dựng thời khóa biểu bảo đảm sự linh hoạt (không bắt buộc phải chia đều số tiết/tuần, không bắt buộc thực hiện lần lượt các chủ đề theo trình tự trong sách giáo khoa) sao cho mỗi chủ đề được tổ chức thực hiện trong một khoảng thời gian phù hợp với kế hoạch của giáo viên trong thời gian đó.
- Tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá:
Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu nội dung, phương pháp và hình thức trải nghiệm trước khi thực hiện hoạt động trải nghiệm theo yêu cầu cần đạt của chủ đề. Đối với việc thực hiện hoạt động trải nghiệm, giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành, rèn luyện và vận dụng theo nội dung, phương pháp, hình thức hoạt động đã được hướng dẫn với yêu cầu cụ thể về sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành.
Quá trình trải nghiệm có thể là hoạt động của cá nhân, nhóm nhỏ hoặc nhóm lớn, ở các không gian khác nhau trong và ngoài lớp học, trong và ngoài nhà trường tùy theo nội dung và tính chất của hoạt động. Trong quá trình học sinh thực hành trải nghiệm, giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra quá trình thực hiện của học sinh.
Đối với đánh giá thường xuyên, giáo viên được phân công phụ trách chủ đề nào thực hiện đánh giá thường xuyên đối với chủ đề đó. Hiệu trưởng phân công giáo viên chủ trì phụ trách Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở mỗi lớp để phối hợp với các giáo viên được phân công tổ chức Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở lớp đó thống nhất kết quả đánh giá thường xuyên, tổng hợp kết quả, ghi kết quả đánh giá vào sổ theo dõi, đánh giá học sinh và học bạ.
Nội dung đánh giá định kì được xây dựng phù hợp với nội dung và thời lượng thực hiện chương trình đến thời điểm đánh giá. Các giáo viên được phân công thống nhất về nội dung và yêu cầu đánh giá định kì, trong đó xác định cụ thể các tiêu chí đánh giá để đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình; chú trọng đánh giá thông qua sản phẩm hoạt động trải nghiệm của học sinh.
Khung thời gian năm học 2023-2024 của cả nước ra sao?
Tại Quyết định 2171/QĐ-BGDĐT năm 2023 có nêu rõ khung thời gian năm học 2023-2024 của cả nước như sau:
- Tựu trường sớm nhất trước 01 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 02 tuần so với ngày tổ chức khai giảng.
- Tổ chức khai giảng vào ngày 05 tháng 9 năm 2023.
- Kết thúc học kỳ I trước ngày 15 tháng 01 năm 2024, hoàn thành kế hoạch giáo dục học kỳ II trước ngày 25 tháng 5 năm 2024 và kết thúc năm học trước ngày 31 tháng 5 năm 2024.
- Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước ngày 30 tháng 6 năm 2024.
- Hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày 31 tháng 7 năm 2024.
- Thi tốt nghiệp trung học phổ thông và các kỳ thi cấp quốc gia theo quy định và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách ghi trách nhiệm nêu gương trong Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 mẫu 02B?
- Bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mẫu 02A-HD KĐ.ĐG thế nào?
- Truy thu thuế là gì? Thời hạn truy thu thuế đối với doanh nghiệp nộp thiếu số tiền thuế là bao lâu?
- Mẫu đơn khởi kiện hàng xóm lấn chiếm đất đai gửi Tòa án? Cách viết đơn khởi kiện hàng xóm lấn chiếm đất đai?
- Điều lệ Đảng quy định thế nào về độ tuổi kết nạp Đảng? Đảng viên phải thường xuyên tự phê bình với Đảng?