Minh chứng đánh giá chuẩn hiệu trưởng mầm non năm 2024 thế nào? Phiếu hiệu trưởng mầm non tự đánh giá theo Thông tư 25 ra sao?
Tiêu chuẩn đánh giá Hiệu trưởng theo chuẩn Hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non thế nào?
Xem thêm: Minh chứng đánh giá Hiệu trưởng năm 2024 theo chuẩn Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông
Xem thêm: Hướng dẫn minh chứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, tiểu học, THCS, THPT năm 2024
Xem thêm: 15 tiêu chí đánh giá giáo viên mầm non
Căn cứ tại Chương II Thông tư 25/2018/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn đánh giá Hiệu trưởng mầm non theo chuẩn Hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non theo 5 tiêu chuẩn như sau:
Tiêu chuẩn 1. Phẩm chất nghề nghiệp
Có đạo đức nghề nghiệp chuẩn mực và tư tưởng đổi mới trong quản trị nhà trường, có phong cách làm việc khoa học; có năng lực phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân.
- Tiêu chí 1. Đạo đức nghề nghiệp, phong cách làm việc
+ Mức đạt: Thực hiện tốt quy định về đạo đức nhà giáo, có tác phong, phương pháp làm việc phù hợp với công việc; chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc quy định về đạo đức nhà giáo trong nhà trường;
+ Mức khá: Thường xuyên tự rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự nhà giáo; có ý thức rèn luyện tạo dựng phong cách làm việc khoa học; phát hiện, chấn chỉnh kịp thời các biểu hiện vi phạm đạo đức của giáo viên, nhân viên; chủ động sáng tạo trong xây dựng các nội quy, quy định trong nhà trường;
+ Mức tốt: Là tấm gương mẫu mực trong nhà trường về đạo đức nghề nghiệp; có ảnh hưởng tích cực và hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về thực hiện các quy định về đạo đức nhà giáo, phong cách làm việc khoa học trong nhà trường.
- Tiêu chí 2. Tư tưởng đổi mới trong quản trị nhà trường
+ Mức đạt: Có tư tưởng đổi mới trong quản trị nhà trường;
+ Mức khá: Lan tỏa tư tưởng đổi mới đến mọi thành viên trong nhà trường;
+ Mức tốt: Có ảnh hưởng tích cực đến cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về tư tưởng đổi mới trong quản trị nhà trường.
- Tiêu chí 3. Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân
+ Mức đạt: Đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định và hoàn thành các khóa đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định; có kế hoạch thường xuyên học tập, bồi dưỡng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ; cập nhật kịp thời các yêu cầu đổi mới của ngành về chuyên môn nghiệp vụ;
+ Mức khá: Chủ động tự học, cập nhật phát triển kiến thức, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe và giáo dục phát triển toàn diện trẻ em;
+ Mức tốt: Hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về phát triển chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đáp ứng và nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe và giáo dục phát triển toàn diện trẻ em.
Tiêu chuẩn 2. Quản trị nhà trường
Quản trị các hoạt động trong nhà trường đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển toàn diện trẻ em, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và nhu cầu của trẻ em trong nhà trường.
- Tiêu chí 4. Tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường
+ Mức đạt: Tổ chức xây dựng kế hoạch và giám sát, đánh giá thực hiện kế hoạch phát triển nhà trường phù hợp thực tiễn; chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên và nhân viên xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe và giáo dục phát triển toàn diện trẻ em theo quy định;
+ Mức khá: Đổi mới, sáng tạo trong tổ chức xây dựng kế hoạch; giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển nhà trường và kế hoạch của tổ chuyên môn, giáo viên, nhân viên;
+ Mức tốt: Hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về tổ chức xây dựng, giám sát và đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển nhà trường.
- Tiêu chí 5. Quản trị hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe của trẻ em
+ Mức đạt: Tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe của trẻ em; đánh giá sự phát triển về thể chất và sức khỏe của trẻ em theo quy định;
+ Mức khá: Đổi mới quản trị hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe của trẻ em, đảm bảo giáo viên thực hiện các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc phù hợp với nhu cầu đa dạng và hướng tới sự phát triển toàn diện của trẻ em; kết quả phát triển về thể chất và sức khỏe của trẻ nâng cao;
+ Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về quản trị hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe của trẻ em.
- Tiêu chí 6. Quản trị hoạt động giáo dục trẻ em
+ Mức đạt: Tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục trẻ em; đánh giá mức độ phát triển về thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm - xã hội và thẩm mỹ của trẻ theo quy định;
+ Mức khá: Đổi mới quản trị hoạt động giáo dục trẻ em hiệu quả; đảm bảo giáo viên thực hiện các hoạt động giáo dục trẻ em phù hợp với sự phát triển của từng trẻ và yêu cầu đổi mới giáo dục; kết quả phát triển toàn diện về thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm - xã hội và thẩm mỹ của trẻ em được nâng cao;
+ Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về quản trị hoạt động giáo dục trẻ em.
- Tiêu chí 7. Quản trị nhân sự nhà trường
+ Mức đạt: Tổ chức xây dựng đề án vị trí việc làm; chủ động đề xuất tuyển dụng nhân sự theo quy định; sử dụng giáo viên, nhân viên đúng chuyên môn, nghiệp vụ; đánh giá, phân loại giáo viên, nhân viên; tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên để phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên, nhân viên, năng lực quản trị nhà trường cho đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ thuộc diện quy hoạch các chức danh hiệu trưởng, phó hiệu trưởng của nhà trường; thực hiện chế độ chính sách và thi đua khen thưởng đúng quy định.
+ Mức khá: Sử dụng giáo viên, nhân viên tinh gọn, hiệu quả; tạo động lực phát triển năng lực nghề nghiệp thường xuyên cho giáo viên, năng lực quản trị nhà trường cho đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ thuộc diện quy hoạch các chức danh hiệu trưởng, phó hiệu trưởng của nhà trường có hiệu quả;
+ Mức tốt: Hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về quản trị nhân sự trong nhà trường.
- Tiêu chí 8. Quản trị tổ chức, hành chính nhà trường
+ Mức đạt: Tổ chức xây dựng và thực hiện các quy định cụ thể về tổ chức, hành chính trong nhà trường; thực hiện phân công, phối hợp giữa các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các bộ phận khác thực hiện nhiệm vụ theo quy định;
+ Mức khá: Sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả; phân cấp, ủy quyền cho các bộ phận, cá nhân trong nhà trường để thực hiện tốt nhiệm vụ;
+ Mức tốt: Tin học hóa các hoạt động quản trị tổ chức, hành chính của trường; hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về quản trị tổ chức, hành chính của nhà trường.
- Tiêu chí 9. Quản trị tài chính nhà trường
+ Mức đạt: Tổ chức xây dựng và thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ, lập dự toán, thực hiện thu chi, báo cáo tài chính, kiểm tra tài chính, công khai tài chính của nhà trường theo quy định;
+ Mức khá: Sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;
+ Mức tốt: Huy động các nguồn tài chính hợp pháp nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về quản trị tài chính nhà trường.
- Tiêu chí 10. Quản trị cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học của nhà trường
+ Mức đạt: Tổ chức xây dựng thực hiện quy định của nhà trường về cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học; tổ chức lập và thực hiện kế hoạch mua sắm, kiểm kê, bảo quản, sửa chữa và sử dụng cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi, thiết bị dạy học theo quy định;
+ Mức khá: Khai thác, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học của trường nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;
+ Mức tốt: Huy động các nguồn lực hợp pháp để tăng cường cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường; hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về quản trị cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi, thiết bị dạy học trong nhà trường.
- Tiêu chí 11. Quản trị chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhà trường
+ Mức đạt: Tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch tự đánh giá chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường theo quy định;
+ Mức khá: Tổ chức xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em, khắc phục điểm yếu theo kết quả tự đánh giá của nhà trường;
+ Mức tốt: Tổ chức xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển chất lượng giáo dục bền vững; hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về quản trị đảm bảo chất lượng giáo dục nhà trường.
Tiêu chuẩn 3. Xây dựng môi trường giáo dục
Xây dựng được môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, dân chủ phòng chống bạo lực học đường.
- Tiêu chí 12. Xây dựng văn hóa nhà trường
+ Mức đạt: Tổ chức xây dựng và thực hiện nội quy, quy tắc ứng xử trong nhà trường theo quy định;
+ Mức khá: Xây dựng được các điển hình tiên tiến về thực hiện nội quy, quy tắc ứng xử; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm nội quy của nhà trường;
+ Mức tốt: Tạo lập được môi trường nhà trường an toàn, lành mạnh, thân thiện và hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về xây dựng văn hóa nhà trường.
- Tiêu chí 13. Thực hiện dân chủ trong nhà trường
+ Mức đạt: Tổ chức xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường theo quy định;
+ Mức khá: Phát huy quyền làm chủ của các thành viên, các tổ chức trong nhà trường để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ; bảo vệ những cá nhân công khai bày tỏ ý kiến; chủ động phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm quy chế dân chủ trong nhà trường;
+ Mức tốt: Hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường.
- Tiêu chí 14. Xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường
+ Mức đạt: Tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch của nhà trường về xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường;
+ Mức khá: Có giải pháp sáng tạo, hiệu quả trong việc xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường, xây dựng nhà trường xanh, sạch, đẹp; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi bạo lực học đường, vi phạm quy định về trường học an toàn;
+ Mức tốt: Hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường.
Tiêu chuẩn 4. Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội
Tổ chức các hoạt động phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em và huy động, sử dụng nguồn lực để phát triển nhà trường.
- Tiêu chí 15. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, địa phương trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em
+ Mức đạt: Tổ chức truyền thông về mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục mầm non, tích cực phổ biến kiến thức khoa học về nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em; phổ biến chương trình và kế hoạch hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường cho cha mẹ trẻ hoặc người giám hộ của trẻ và các bên liên quan;
+ Mức khá: Phối hợp với cha mẹ trẻ em hoặc người giám hộ của trẻ em và các bên liên quan tổ chức thực hiện chương trình và kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và thực hiện quyền trẻ em; công khai, minh bạch các thông tin về kết quả thực hiện chương trình và kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em và xây dựng môi trường giáo dục của nhà trường; tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia các hoạt động của địa phương; tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương về phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn;
+ Mức tốt: Hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về phối hợp giữa nhà trường, gia đình, địa phương trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
- Tiêu chí 16. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, địa phương trong huy động và sử dụng nguồn lực để phát triển nhà trường
+ Mức đạt: Tổ chức cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về thực trạng, nhu cầu nguồn lực để phát triển nhà trường cho cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em và các bên liên quan; phối hợp với cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em và các bên liên quan trong huy động và sử dụng nguồn lực để phát triển nhà trường theo quy định;
+ Mức khá: Tham mưu, đề xuất với địa phương và cơ quan quản lý giáo dục giải pháp huy động nguồn lực để phát triển nhà trường; sử dụng đúng mục đích, công khai, minh bạch, hiệu quả các nguồn lực để phát triển nhà trường; giải quyết kịp thời các thông tin phản hồi từ cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em và các bên liên quan về huy động và sử dụng nguồn lực để phát triển nhà trường;
+ Mức tốt: Chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về phối hợp giữa nhà trường, gia đình, địa phương trong huy động và sử dụng nguồn lực để phát triển nhà trường.
Tiêu chuẩn 5. Sử dụng ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc) và công nghệ thông tin
Có khả năng sử dụng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) hoặc tiếng dân tộc đối với vùng dân tộc thiểu số; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị nhà trường.
- Tiêu chí 17. Sử dụng ngoại ngữ
+ Mức đạt: Nghe, nói được một số câu giao tiếp đơn giản bằng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) hoặc giao tiếp thông thường bằng tiếng dân tộc đối với vùng dân tộc thiểu số;
+ Mức khá: Tổ chức xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển năng lực sử dụng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) cho cán bộ, giáo viên và nhân viên trong nhà trường hoặc giao tiếp bằng tiếng dân tộc đối với vùng dân tộc thiểu số trong việc phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội;
+ Mức tốt: Viết và trình bày đoạn văn đơn giản về các chủ đề quen thuộc bằng một ngoại ngữ trong hoạt động chuyên môn về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em (ưu tiên tiếng Anh) hoặc sử dụng thành thạo tiếng dân tộc đối với vùng dân tộc thiểu số; chia sẻ kinh nghiệm với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về sử dụng ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc).
- Tiêu chí 18. Ứng dụng công nghệ thông tin
+ Mức đạt: Sử dụng được một số công cụ công nghệ thông tin thông dụng trong quản trị cơ sở giáo dục mầm non;
+ Mức khá: Sử dụng được các phần mềm hỗ trợ quản trị cơ sở giáo dục mầm non;
+ Mức tốt: Tạo lập được môi trường ứng dụng công nghệ thông tin trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em và quản trị nhà trường; chia sẻ kinh nghiệm với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về ứng dụng công nghệ thông tin.
Minh chứng đánh giá chuẩn hiệu trưởng mầm non năm 2024 thế nào? Phiếu tự đánh giá chuẩn hiệu trưởng mầm non theo Thông tư 25 ra sao?
Minh chứng đánh giá chuẩn hiệu trưởng mầm non năm 2024 thế nào?
Theo khoản 7 Điều 3 Thông tư 25/2018/TT-BGDĐT quy định minh chứng là các bằng chứng (tài liệu, tư liệu, sự vật, hiện tượng, nhân chứng) được dẫn ra để xác nhận một cách khách quan mức độ đạt được của tiêu chí.
Tại Phụ lục I. ban hành kèm theo Công văn 5568/BGDĐT-NGCBQLGD năm 2018 hướng dẫn thực hiện Thông tư 25/2018/TT-BGDĐT quy định về chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non có nội dung ví dụ minh chứng đánh giá chuẩn hiệu trưởng mầm non như sau:
Tải về Minh chứng đánh giá chuẩn hiệu trưởng mầm non năm 2024
Lưu ý: Minh chứng đánh giá chuẩn hiệu trưởng mầm non ví dụ trên chỉ mang tính chất gợi ý. Việc lựa chọn và sử dụng các minh chứng trong quá trình đánh giá cần phù hợp với thực tiễn của nhà trường và địa phương theo quy định tại Thông tư 25/2018/TT-BGDĐT .
Phiếu Hiệu trưởng tự đánh giá theo chuẩn hiệu trưởng mầm non theo Thông tư 25 ra sao?
Tại biểu mẫu 01. Phụ lục II. ban hành kèm theo Công văn 5568/BGDĐT-NGCBQLGD năm 2018 có nội dung Phiếu Hiệu trưởng tự đánh giá như sau:
Tải về Phiếu Hiệu trưởng tự đánh giá theo chuẩn hiệu trưởng mầm non.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn nghị luận về lòng dũng cảm hay và ý nghĩa? Nhiệm vụ của học sinh các cấp hiện nay là gì?
- Tác hại của động đất? Dấu hiệu động đất? Động đất có độ lớn bao nhiêu thì ảnh hưởng đến Việt Nam?
- Xuất hóa đơn thay thế trong trường hợp nào? Mẫu thông báo hóa đơn điện tử có sai sót theo Nghị định 123?
- Giờ cúng ông Công ông Táo 2025? Cúng ông Công ông Táo 2025 giờ nào đẹp? Người dân có được sử dụng pháo hoa Tết Âm lịch 2025 không?
- Danh sách đề nghị tặng Huy hiệu Đảng? Mẫu danh sách Đảng viên đề nghị tặng Huy hiệu Đảng mới nhất?