Mẫu Tờ khai đăng ký quyền liên quan mới nhất hiện nay như thế nào? Những đối tượng quyền liên quan nào được bảo hộ?
Mẫu Tờ khai đăng ký quyền liên quan mới nhất hiện nay như thế nào?
Mẫu Tờ khai đăng ký quyền liên quan là Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư 08/2016/TT-BVHTTDL. Dưới đây là hình ảnh Mẫu Tờ khai đăng ký quyền liên quan:
Tải Mẫu Tờ khai đăng ký quyền liên quan mới nhất hiện nay: tại đây.
Mẫu Tờ khai đăng ký quyền liên quan mới nhất hiện nay như thế nào? Những đối tượng quyền liên quan nào được bảo hộ? (Hình từ Internet)
Những đối tượng quyền liên quan nào được bảo hộ?
Căn cứ tại Điều 17 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định những đối tượng quyền liên quan sau được bảo hộ:
- Cuộc biểu diễn được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Cuộc biểu diễn do công dân Việt Nam thực hiện tại Việt Nam hoặc nước ngoài.
+ Cuộc biểu diễn do người nước ngoài thực hiện tại Việt Nam.
+ Cuộc biểu diễn được định hình trên bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo quy định tại Điều 30 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
+ Cuộc biểu diễn chưa được định hình trên bản ghi âm, ghi hình mà đã phát sóng được bảo hộ theo quy định tại Điều 31 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
+ Cuộc biểu diễn được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có quốc tịch Việt Nam.
+ Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá của tổ chức phát sóng có quốc tịch Việt Nam.
+ Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá của tổ chức phát sóng được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá chỉ được bảo hộ theo quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều 17 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 với điều kiện không gây phương hại đến quyền tác giả.
Những hành vi nào được xem là hành vi xâm phạm quyền liên quan?
Căn cứ tại Điều 35 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi Khoản 10 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022) quy định hành vi xâm phạm quyền liên quan gồm có:
- Xâm phạm quyền của người biểu diễn quy định tại Điều 29 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
- Xâm phạm quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình quy định tại Điều 30 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
- Xâm phạm quyền của tổ chức phát sóng quy định tại Điều 31 của Luật này.
- Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ quy định tại Điều 32 và Điều 33 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
- Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu biện pháp công nghệ hữu hiệu do chủ sở hữu quyền liên quan thực hiện để bảo vệ quyền của mình nhằm thực hiện hành vi quy định tại Điều 35 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
- Sản xuất, phân phối, nhập khẩu, chào bán, bán, quảng bá, quảng cáo, tiếp thị, cho thuê hoặc tàng trữ nhằm mục đích thương mại các thiết bị, sản phẩm hoặc linh kiện, giới thiệu hoặc cung cấp dịch vụ khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị, sản phẩm, linh kiện hoặc dịch vụ đó được sản xuất, sử dụng nhằm vô hiệu hóa biện pháp công nghệ hữu hiệu bảo vệ quyền liên quan.
- Cố ý xóa, gỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền mà không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan khi biết hoặc có cơ sở để biết việc thực hiện hành vi đó sẽ xúi giục, tạo khả năng, tạo điều kiện thuận lợi hoặc che giấu hành vi xâm phạm quyền liên quan theo quy định của pháp luật.
- Cố ý phân phối, nhập khẩu để phân phối, phát sóng, truyền đạt hoặc cung cấp đến công chúng cuộc biểu diễn, bản sao cuộc biểu diễn đã được định hình hoặc bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng khi biết
+ Hoặc có cơ sở để biết thông tin quản lý quyền đã bị xóa, gỡ bỏ, thay đổi mà không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan.
+ Khi biết hoặc có cơ sở để biết việc thực hiện hành vi đó sẽ xúi giục, tạo khả năng, tạo điều kiện thuận lợi hoặc che giấu hành vi xâm phạm quyền liên quan theo quy định của pháp luật.
- Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, chào bán, bán hoặc cho thuê thiết bị, hệ thống khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị, hệ thống đó giải mã trái phép hoặc chủ yếu để giúp cho việc giải mã trái phép tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
- Cố ý thu hoặc tiếp tục phân phối tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa khi tín hiệu đã được giải mã mà không được phép của người phân phối hợp pháp.
- Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quy định để được miễn trừ trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian quy định tại khoản 3 Điều 198b Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Đơn xin nghỉ thêm sau Tết Nguyên đán? Tải về Mẫu Đơn xin nghỉ thêm sau Tết Nguyên đán chi tiết?
- Ngày 26 Tết Âm lịch tới Tết Âm lịch Ất Tỵ đếm ngược? Ngày 26 Tết Âm lịch: CBCCVC chính thức được nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ?
- Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nồng độ cồn, ma túy dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ? Bị phạt bao nhiêu?
- Thời điểm lập hóa đơn điện tử khi bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho khách hàng là khi nào?
- Mẫu bản cam kết của tổ thẩm định đấu thầu mới nhất theo Thông tư 07? Tải về file word mẫu bản cam kết?