Mẫu phiếu được sử dụng để lấy phiếu tín nhiệm trong Hội đồng nhân dân cấp xã hiện nay là mẫu phiếu nào?
Mẫu phiếu được sử dụng để lấy phiếu tín nhiệm trong Hội đồng nhân dân cấp xã hiện nay là mẫu phiếu nào?
Hiện nay, khi lấy phiếu tín nhiệm trong Hội đồng nhân dân cấp xã thì sẽ sử dụng đến mẫu phiếu được quy định tại Mục 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết 85/2014/QH13 như sau:
Tải mẫu phiếu sử dụng trong quy trình lấy phiếu tín nhiệm tại Hội đồng nhân dân cấp xã Tại đây.
Trong phần Ghi chú tại Mục 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết 85/2014/QH13 có hướng dẫn việc điền thông tin vào mẫu phiếu sử dụng trong quy trình lấy phiếu tín nhiệm tại Hội đồng nhân dân cấp xã như sau:
(1) Cấp đơn vị hành chính và tên địa phương.
(2) Tên địa danh.
(3) Tên các loại phiếu sử dụng trong quy trình lấy phiếu tín nhiệm tại Hội đồng nhân dân, cụ thể như sau:
- Phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch Hội đồng nhân dân.
- Phiếu tín nhiệm đối với Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân.
- Phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
- Phiếu tín nhiệm đối với Phó Chủ tịch, các thành viên khác của Ủy ban nhân dân.
(4) Ghi rõ họ và tên.
(5) Các chức vụ tương ứng với phạm vi những người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu ghi trên tên phiếu ở phần (3).
Theo đó, căn cứ vào từ số thứ tự được đặt trong ngoặc đơn trên phiếu được dùng để lấy phiếu tín nhiệm để điền những thông tin cho phù hợp.
Mẫu phiếu được sử dụng để lấy phiếu tín nhiệm trong Hội đồng nhân dân cấp xã hiện nay là mẫu phiếu nào?
Việc lấy phiếu tín nhiệm tại Hội đồng nhân dân cấp xã được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Căn cứ vào Điều 4 Nghị quyết 85/2014/QH13 quy định về nguyên tắc lấy phiếu tín nhiệm tại Hội đồng nhân dân cấp xã như sau:
- Bảo đảm quyền và đề cao trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm; tôn trọng quyền báo cáo, giải trình của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.
- Công khai, công bằng, dân chủ, khách quan; bảo đảm đánh giá đúng thực chất kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.
- Bảo đảm sự ổn định và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, sự lãnh đạo của Đảng trong công tác cán bộ.
Hội đồng nhân dân cấp xã sẽ lấy phiếu tín nhiệm với những người nào?
Căn cứ vào Điều 1 Nghị quyết 85/2014/QH13 quy định như sau:
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Nghị quyết này quy định việc Quốc hội, Hội đồng nhân dân lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
2. Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ sau đây:
a) Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước;
b) Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội;
c) Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ;
d) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước.
3. Hội đồng nhân dân lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ sau đây:
a) Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy viên Thường trực Hội đồng nhân dân, Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân.
4. Quốc hội, Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
5. Trường hợp một người đồng thời giữ nhiều chức vụ quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này thì việc lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện một lần đối với các chức vụ đó.
6. Không lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này có thời gian đảm nhiệm chức vụ liên tục chưa đủ 09 tháng, tính đến ngày khai mạc kỳ họp tổ chức lấy phiếu tín nhiệm của Quốc hội, Hội đồng nhân dân.
Như vậy, Hôi đồng nhân dân cấp xã sẽ lấy phiếu tín nhiệm với những cá nhân giữ các chức vụ như sau:
- Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã, Ủy viên Thường trực Hội đồng nhân dân xã, Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân xã;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân xã.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?