Mẫu PC02 văn bản đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ bằng đường sắt mới nhất 2024 theo Nghị định 50 ra sao?
- Mẫu PC02 văn bản đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ bằng đường sắt mới nhất 2024 theo Nghị định 50 ra sao?
- Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trên đường sắt phải đảm bảo điều kiện gì về phòng cháy và chữa cháy?
- Người tham gia vận chuyển hàng hoá nguy hiểm nguy hiểm về cháy nổ bằng đường sắt phải đáp ứng yêu cầu thế nào?
Mẫu PC02 văn bản đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ bằng đường sắt mới nhất 2024 theo Nghị định 50 ra sao?
Văn bản đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ bằng đường sắt mới nhất 2024 là mẫu PC02 quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP như sau:
Tải về Mẫu PC02 Văn bản đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ bằng đường sắt mới nhất 2024.
Một số lưu ý cách ghi Mẫu PC02 văn bản đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ bằng đường sắt theo Nghị định 50 như sau:
(1) Tên tổ chức đề nghị cấp Giấy phép;
(2) Tên cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép;
(3) Ghi các thông tin: họ và tên, ngày/tháng/năm sinh, số CCCD/Hộ chiếu (áp dụng trong trường hợp vận chuyển theo chuyến) đã được cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy;
(4) Liệt kê theo quy định tại Điều 9 Nghị định 136/2020/NĐ-CP và Nghị định 50/2024/NĐ-CP;
(5) Đối với trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục hành chính ghi nội dung: tôi ủy quyền cho: .......
................CCCD/Hộ chiếu: ....................cấp ngày:.../..../...., thực hiện thủ tục cấp giấy phép vận chuyển.
Mẫu PC02 văn bản đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ bằng đường sắt mới nhất 2024 theo Nghị định 50 ra sao?
Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trên đường sắt phải đảm bảo điều kiện gì về phòng cháy và chữa cháy?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định phương tiện giao thông cơ giới khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trên đường sắt phải có Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ do cơ quan Công an cấp theo quy định của pháp luật về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường sắt (trừ các trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ Quốc phòng) và phải bảo đảm, duy trì các điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy sau đây:
- Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ 04 chỗ ngồi trở lên phải bảo đảm điều kiện hoạt động đã được kiểm định; vật tư, hàng hóa bố trí, sắp xếp trên phương tiện phải bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy.
Đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên 09 chỗ ngồi, phương tiện hoạt động trên đường thủy nội địa, phương tiện giao thông đường sắt phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
- Có nội quy, biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
- Hệ thống điện, nhiên liệu, vật tư, hàng hóa bố trí, sắp xếp trên phương tiện phải bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy;
- Có phương tiện chữa cháy phù hợp với tính chất, đặc điểm hoạt động bảo đảm số lượng, chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
- Có quy định, phân công nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.
- Động cơ của phương tiện phải được cách ly với khoang chứa hàng bằng vật liệu không cháy hoặc buồng (khoang) đệm theo quy định;
- Ống xả của động cơ phải được che chắn, bảo đảm an toàn về cháy, nổ;
- Sàn, kết cấu của khoang chứa hàng và các khu vực khác của phương tiện nằm trong vùng nguy hiểm cháy, nổ phải làm bằng vật liệu không cháy;
- Các điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định;
- Phải có dây tiếp đất khi phương tiện giao thông đường bộ vận chuyển chất lỏng nguy hiểm về cháy, nổ;
- Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ phải có biểu trưng hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ ở kính phía trước; phương tiện giao thông đường sắt phải có biểu trưng hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ ở hai bên thành phương tiện trong suốt quá trình vận chuyển;
- Phương tiện thủy nội địa, ban ngày phải cắm cờ báo hiệu chữ “B”, ban đêm phải có đèn báo hiệu phát sáng màu đỏ trong suốt quá trình vận chuyển. Quy cách, tiêu chuẩn cờ, đèn báo hiệu theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
Người tham gia vận chuyển hàng hoá nguy hiểm nguy hiểm về cháy nổ bằng đường sắt phải đáp ứng yêu cầu thế nào?
Căn cứ quy định Điều 31 Nghị định 65/2018/NĐ-CP quy định về yêu cầu đối với người tham gia vận tải hàng nguy hiểm như sau:
- Nhân viên điều độ chạy tàu, trực ban chạy tàu ga, trưởng tàu, nhân viên tổ dồn (trưởng dồn; nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe; gác ghi), nhân viên hóa vận tác nghiệp tại ga, lái tàu điều khiển phương tiện vận tải hàng nguy hiểm, thủ kho, người xếp, dỡ hàng nguy hiểm tại các ga, bãi do doanh nghiệp kinh doanh đường sắt tổ chức tập huấn nghiệp vụ về an toàn vệ sinh lao động theo quy định.
- Tham gia tập huấn nghiệp vụ về vận tải hàng nguy hiểm theo hướng dẫn về nội dung, chương trình của các cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 39 Nghị định 65/2018/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục hồ sơ hoàn công công trình xây dựng theo Nghị định 06 gồm những gì? Thời hạn lưu trữ hồ sơ?
- Cục cảnh sát giao thông có tiếp nhận vụ tai nạn giao thông do Cảnh sát giao thông xác minh, điều tra, giải quyết không?
- Dự toán và phương pháp xác định chi phí dịch vụ sự nghiệp công chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị theo Thông tư 12/2024 thế nào?
- 03 trường hợp phải thành lập Hội đồng an toàn vệ sinh lao động cơ sở? Hội đồng an toàn vệ sinh lao động có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Chủ chương trình và Ban quản lý chương trình dự án đầu tư công có trách nhiệm giám sát đầu tư của cộng đồng như thế nào?