Mẫu Nhật ký công tác đối với Kiểm toán nhà nước như thế nào? Ai phải viết Nhật ký công tác trong Kiểm toán nhà nước?
Mẫu Nhật ký công tác đối với Kiểm toán nhà nước ra sao?
Mẫu Nhật ký công tác đối với Kiểm toán nhà nước mới nhất hiện nay được thực hiện theo Mẫu số 05/NKCT Mục lục ban hành kèm theo Quyết định 01/2023/QĐ-KTNN ngày 10/01/2023 của Kiểm toán nhà nước như sau:
Tải Mẫu Nhật ký công tác đối với Kiểm toán nhà nước mới nhất Tại đây.
Mẫu Nhật ký công tác đối với Kiểm toán nhà nước như thế nào? Ai phải viết Nhật ký công tác trong Kiểm toán nhà nước? (Hình từ Internet)
Ai phải viết Nhật ký công tác trong Kiểm toán nhà nước?
Căn cứ nội dung Mục đích sử dụng Mẫu số 05/NKCT Mục lục ban hành kèm theo Quyết định 01/2023/QĐ-KTNN.
Nhật ký công tác dùng cho Trưởng đoàn kiểm toán, Phó trưởng đoàn kiểm toán (bao gồm cả trường hợp Kiểm toán trưởng hay Phó Kiểm toán trưởng là Trưởng đoàn, Phó trưởng đoàn) ghi chép quá trình làm việc và các ý kiến chỉ đạo hoạt động của Đoàn kiểm toán.
Theo đó, Nhật ký công tác là căn cứ để kiểm tra, đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành và kiểm tra, kiểm soát hoạt động kiểm toán của Trưởng đoàn kiểm toán, Phó trưởng đoàn kiểm toán theo chức trách và nhiệm vụ được giao.
Do đó, việc ghi chép Nhật ký công tác sẽ do Trưởng đoàn kiểm toán, Phó trưởng đoàn kiểm toán thực hiện.
Nguyên tắc và cách ghi Nhật ký công tác được quy định như thế nào?
Căn cứ nội dung tại Mẫu số 05/NKCT Mục lục ban hành kèm theo Quyết định 01/2023/QĐ-KTNN.
Nguyên tắc ghi Nhật ký công tác kiểm toán được xác định như sau:
- Nhật ký công tác áp dụng đối với Trưởng đoàn kiểm toán, Phó trưởng đoàn kiểm toán (Trừ trường hơp Phó trưởng đoàn kiểm toán kiêm nhiệm Tổ trưởng tổ kiểm toán thì áp dụng mẫu Nhật ký kiểm toán của kiểm toán viên).
- Nhật ký công tác được ghi những ngày có phát sinh công việc liên quan đến hoạt động của Đoàn kiểm toán
Ví dụ:
+ Triển khai kiểm toán;
+ Duyệt Kế hoạch kiểm toán chi tiết;
+ Họp thông qua dự thảo biên bản kiểm toán của Tổ kiểm toán với đơn vị được kiểm toán;
+ Kiểm tra, kiểm soát thực tế hoạt động của Đoàn kiểm toán và Tổ kiểm toán tại các đơn vị được kiểm toán…).
Về cách ghi Nhật ký công tác, phần Phương pháp ghi chép Mẫu số 05/NKCT Mục lục ban hành kèm theo Quyết định 01/2023/QĐ-KTNN hướng dẫn như sau;
- Các mục: tên KTNN chuyên ngành, khu vực; tên Đoàn kiểm toán; Họ và tên, Số hiệu kiểm toán viên nhà nước; Thời gian bắt đầu và kết thúc đợt kiểm toán chỉ ghi một lần vào trang nhật ký đầu tiên. Từ trang thứ 2, không cần ghi lặp lại các mục này.
- Phần Nội dung công việc: Ghi các công việc đã thực hiện với Đoàn, Tổ kiểm toán cụ thể nào; địa điểm thực hiện (ở đâu).
Thông thường, các công việc là:
+ Họp triển khai kiểm toán tại đơn vị (ghi cụ thể đơn vị);
+ Duyệt kế hoạch kiểm toán chi tiết (của Tổ kiểm toán nào);
+ Duyệt dự thảo Biên bản kiểm toán của Tổ kiểm toán (tên cụ thể);
+ Kiểm tra hoạt động kiểm toán (ghi cụ thể Tổ kiểm toán và địa điểm kiểm tra, kiểm soát);
+ Họp thông qua dự thảo Biên bản kiểm toán của Tổ kiểm toán với đơn vị được kiểm toán (ghi cụ thể đơn vị);...
- Phần Kết quả: Ghi kết quả công việc (theo từng nội dung công việc) và các ý kiến chỉ đạo đối với hoạt động kiểm toán (nếu có);
- Ghi số thứ tự của trang nhật ký công tác theo thứ tự từ khi bắt đầu đến khi kết thúc.
Sau khi hoàn thành, Nhật ký công tác được quản lý trong hồ sơ kiểm toán theo quy định về danh mục hồ sơ kiểm toán; chế độ nộp lưu, bảo quản, khai thác và huỷ hồ sơ kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
Khi KTNN thực hiện “chữ ký số và số hóa hồ sơ tài liệu” thì người ghi nhật ký công tác ký chữ ký số và không cần in nhật ký; Nhật ký công tác sẽ lưu trữ trên phần mềm (Trung tâm tin học có trách nhiệm lưu trữ dữ liệu về nhật ký công tác ở dạng File mềm).
Trong trường hợp không ghi được nhật ký trên phần mềm vì lý do khách quan thì thực hiện viết, in và lưu hồ sơ kiểm toán theo quy định.
Quyết định 01/2023/QĐ-KTNN có hiệu lực từ ngày 25/02/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với trường hợp giấy phép bị mất hoặc hư hỏng?
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?
- Tiêu chuẩn tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong công tác thi đua khen thưởng theo Thông tư 93?
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?