Mẫu nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 22 mới năm 2024 dành cho học sinh THCS, THPT như thế nào?
- Mẫu nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 22 mới năm 2024 dành cho học sinh THCS, THPT như thế nào?
- Yêu cầu cần đạt về 5 phẩm chất chủ yếu của học sinh THCS theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ra sao?
- Yêu cầu cần đạt về 5 phẩm chất chủ yếu của học sinh THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ra sao?
Mẫu nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 22 mới năm 2024 dành cho học sinh THCS, THPT như thế nào?
>> Xem thêm: Mẫu nhận xét học bạ lớp 8 theo Thông tư 22 mới nhất năm 2024
Dưới đây là một số mẫu nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 22 mới năm 2024 dành cho học sinh THCS, THPT như sau:
Năng lực | Nhận xét |
Tự phục vụ, tự quản | Ý thức phục vụ bản thân tốt. Chuẩn bị tốt bài học, bài làm trước khi đến lớp . Chuẩn bị bài trước khi đến lớp chu đáo. Chuẩn bị đầy đủ sách vở, dụng cụ học tập khi đến lớp. Sắp xếp đồ dùng học tập ngăn nắp, gọn gàng Biết giữ gìn dụng cụ học tập. Ý thức phục vụ bản thân tốt. Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân.Trang phục gọn gàng, sạch sẽ. Còn quên sách vở, đồ dùng học tập. Biết chuẩn bị đồ dùng học tập nhưng chưa giữ gìn cẩn thận. Chuẩn bị bài trước khi đến lớp chưa chu đáo. |
Hợp tác | Giao tiếp tốt: nói to, rõ ràng. Mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp. Có sự tiến bộ khi giao tiếp. Nói to, rõ ràng. Trình bày vấn đề rõ ràng, ngắn gọn. Trình bày rõ ràng, mạch lạc Biết hợp tác nhóm và tích cực giúp đỡ bạn trong nhóm. Tích cực tham gia hoạt động nhóm và trao đổi ý kiến với bạn. Chấp hành tốt sự phân công trong sinh hoạt nhóm. Hợp tác trong nhóm tốt. Có khả năng tổ chức làm việc theo nhóm Tổ chức, hợp tác nhóm có hiệu quả Còn rụt rè trong giao tiếp. Chưa mạnh dạn khi giao tiếp Chưa tích cực tham gia hợp tác nhóm và trao đổi ý kiến. |
.....
>> Tải trọn bộ mẫu nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 22 mới năm 2024 dành cho học sinh THCS,THPT: tại đây
Mẫu nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 22 mới năm 2024 dành cho học sinh THCS, THPT như thế nào? (Hình từ Internet)
Yêu cầu cần đạt về 5 phẩm chất chủ yếu của học sinh THCS theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có nêu rõ yêu cầu cần đạt về 5 phẩm chất chủ yếu của học sinh THCS theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 như sau:
(1) Yêu nước
- Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên.
- Có ý thức tìm hiểu truyền thống của gia đình, dòng họ, quê hương; tích cực học tập, rèn luyện để phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ, quê hương.
- Có ý thức bảo vệ các di sản văn hoá, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hoá.
(2) Nhân ái
Yêu quý mọi người
- Trân trọng danh dự, sức khoẻ và cuộc sống riêng tư của người khác.
- Không đồng tình với cái ác, cái xấu; không cổ xuý, không tham gia các hành vi bạo lực; sẵn sàng bênh vực người yếu thế, thiệt thòi,...
- Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động từ thiện và hoạt động phục vụ cộng đồng.
Tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người
- Tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, phong cách cá nhân của những người khác.
- Tôn trọng sự đa dạng về văn hoá của các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam và các dân tộc khác.
- Cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ mọi người.
(3) Chăm chỉ
Ham học
- Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập.
- Thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết.
- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.
Chăm làm
- Tham gia công việc lao động, sản xuất trong gia đình theo yêu cầu thực tế, phù hợp với khả năng và điều kiện của bản thân.
- Luôn cố gắng đạt kết quả tốt trong lao động ở trường lớp, cộng đồng.
- Có ý thức học tốt các môn học, các nội dung hướng nghiệp; có hiểu biết về một nghề phổ thông.
(4) Trung thực
- Luôn thống nhất giữa lời nói với việc làm.
- Nghiêm túc nhìn nhận những khuyết điểm của bản thân và chịu trách nhiệm về mọi lời nói, hành vi của bản thân.
- Tôn trọng lẽ phải; bảo vệ điều hay, lẽ phải trước mọi người; khách quan, công bằng trong nhận thức, ứng xử.
- Không xâm phạm của công.
- Đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập và trong cuộc sống
(5) Trách nhiệm
Có trách nhiệm với bản thân
- Có thói quen giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, chăm sóc sức khoẻ.
- Có ý thức bảo quản và sử dụng hợp lí đồ dùng của bản thân.
- Có ý thức tiết kiệm thời gian; sử dụng thời gian hợp lí; xây dựng và thực hiện chế độ học tập, sinh hoạt hợp lí.
- Không đổ lỗi cho người khác; có ý thức và tìm cách khắc phục hậu quả do mình gây ra.
Có trách nhiệm với gia đình
- Quan tâm đến các công việc của gia đình.
- Có ý thức tiết kiệm trong chi tiêu của cá nhân và gia đình.
Có trách nhiệm với nhà trường và xã hội
- Quan tâm đến các công việc của cộng đồng; tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng.
- Tôn trọng và thực hiện nội quy nơi công cộng; chấp hành tốt pháp luật về giao thông; có ý thức khi tham gia các sinh hoạt cộng đồng, lễ hội tại địa phương
- Không đồng tình với những hành vi không phù hợp với nếp sống văn hoá và quy định ở nơi công cộng.
- Tham gia, kết nối Internet và mạng xã hội đúng quy định; không tiếp tay cho kẻ xấu phát tán thông tin ảnh hưởng đến danh dự của tổ chức, cá nhân hoặc ảnh hưởng đến nếp sống văn hoá, trật tự an toàn xã hội.
Có trách nhiệm với môi trường sống
- Sống hoà hợp, thân thiện với thiên nhiên.
- Có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền, chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên; phản đối những hành vi xâm hại thiên nhiên.
- Có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền về biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Yêu cầu cần đạt về 5 phẩm chất chủ yếu của học sinh THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có nêu rõ yêu cầu cần đạt về 5 phẩm chất chủ yếu của học sinh THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 như sau:
(1) Yêu nước
- Tích cực, chủ động vận động người khác tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên.
- Tự giác thực hiện và vận động người khác thực hiện các quy định của pháp luật, góp phần bảo vệ và xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Chủ động, tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị các di sản văn hoá.
- Đấu tranh với các âm mưu, hành động xâm phạm lãnh thổ, biên giới quốc gia, các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia bằng thái độ và việc làm phù hợp với lứa tuổi, với quy định của pháp luật.
- Sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
(2) Nhân ái
Yêu quý mọi người
- Quan tâm đến mối quan hệ hài hoà với những người khác.
- Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người; đấu tranh với những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
- Chủ động, tích cực vận động người khác tham gia các hoạt động từ thiện và hoạt động phục vụ cộng đồng.
Tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người
- Tôn trọng sự khác biệt về lựa chọn nghề nghiệp, hoàn cảnh sống, sự đa dạng văn hoá cá nhân.
- Có ý thức học hỏi các nền văn hoá trên thế giới.
- Cảm thông, độ lượng với những hành vi, thái độ có lỗi của người khác.
(3) Chăm chỉ
Ham học
- Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập.
- Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập; có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập
Chăm làm
- Tích cực tham gia và vận động mọi người tham gia các công việc phục vụ cộng đồng.
- Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong lao động.
- Tích cực học tập, rèn luyện để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai.
(4) Trung thực
- Nhận thức và hành động theo lẽ phải.
- Sẵn sàng đấu tranh bảo vệ lẽ phải, bảo vệ người tốt, điều tốt.
-Tự giác tham gia và vận động người khác tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập và trong cuộc sống, các hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật
(5) Trách nhiệm
Có trách nhiệm với bản thân
- Tích cực, tự giác và nghiêm túc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của bản thân.
- Có ý thức sử dụng tiền hợp lí khi ăn uống, mua sắm đồ dùng học tập, sinh hoạt.
- Sẵn sàng chịu trách nhiệm về những lời nói và hành động của bản thân
Có trách nhiệm với gia đình
- Có ý thức làm tròn bổn phận với người thân và gia đình.
- Quan tâm bàn bạc với người thân, xây dựng và thực hiện kế hoạch chi tiêu hợp lí trong gia đình.
Có trách nhiệm với nhà trường và xã hội
- Tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động công ích.
- Tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền pháp luật.
- Đánh giá được hành vi chấp hành kỉ luật, pháp luật của bản thân và người khác; đấu tranh phê bình các hành vi vô kỉ luật, vi phạm pháp luật.
Có trách nhiệm với môi trường sống
- Hiểu rõ ý nghĩa của tiết kiệm đối với sự phát triển bền vững; có ý thức tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; đấu tranh ngăn chặn các hành vi sử dụng bừa bãi, lãng phí vật dụng, tài nguyên.
- Chủ động, tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền, chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?