Mẫu lập hồ sơ theo dõi nội dung trên dịch vụ theo yêu cầu, dịch vụ giá trị gia tăng và quảng cáo có dạng ra sao?
- Mẫu lập hồ sơ theo dõi nội dung trên dịch vụ theo yêu cầu, dịch vụ giá trị gia tăng và quảng cáo có dạng ra sao?
- Đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền có được chủ động lựa chọn các kênh nội dung theo yêu cầu, nội dung giá trị gia tăng để cung cấp trên các gói dịch vụ không?
- Yêu cầu đối với nội dung theo yêu cầu và nội dung giá trị gia tăng trên dịch vụ phát thanh truyền hình như thế nào?
Mẫu lập hồ sơ theo dõi nội dung trên dịch vụ theo yêu cầu, dịch vụ giá trị gia tăng và quảng cáo có dạng ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Mẫu số 10B/DVTHTT ban hành kèm theo Thông tư 05/2023/TT-BTTTT quy định mẫu lập hồ sơ theo dõi nội dung trên dịch vụ theo yêu cầu, dịch vụ giá trị gia tăng và quảng cáo có dạng như sau:
Tải mẫu lập hồ sơ theo dõi nội dung trên dịch vụ theo yêu cầu, dịch vụ giá trị gia tăng và quảng cáo: tại đây
Mẫu lập hồ sơ theo dõi nội dung trên dịch vụ theo yêu cầu, dịch vụ giá trị gia tăng và quảng cáo có dạng ra sao?
Đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền có được chủ động lựa chọn các kênh nội dung theo yêu cầu, nội dung giá trị gia tăng để cung cấp trên các gói dịch vụ không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 06/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền
1. Quyền của đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền
a) Được chủ động lựa chọn các kênh chương trình trong nước, kênh chương trình nước ngoài, nội dung theo yêu cầu, nội dung giá trị gia tăng để cung cấp trên các gói dịch vụ;
b) Được sử dụng thiết bị chuyên dụng để cài đặt tên, biểu tượng nhận dạng dịch vụ trên các kênh chương trình truyền hình của các gói dịch vụ phù hợp quy định tại Điều 23 Nghị định này;
c) Được chủ động lựa chọn đơn vị có mạng viễn thông phù hợp để cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền trong trường hợp đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền không có mạng viễn thông;
d) Được áp dụng công nghệ kỹ thuật phù hợp với loại hình dịch vụ để cung cấp tính năng tùy chọn ngôn ngữ Tiếng Việt bằng âm thanh hoặc phụ đề do đơn vị được cấp Giấy phép biên tập chương trình, kênh chương trình nước ngoài thực hiện.
2. Nghĩa vụ của đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền
a) Chấp hành các quy định của Nhà nước về quản lý nội dung thông tin và bảo vệ sở hữu bản quyền nội dung chương trình, kênh chương trình phát thanh, truyền hình và các nội dung khác trên dịch vụ;
b) Chấp hành các quy định của Nhà nước về phí, lệ phí, giá và hợp đồng cung cấp dịch vụ;
c) Chấp hành các quy định trong Giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền được cấp;
d) Chấp hành chế độ báo cáo nghiệp vụ cho cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương theo quy định;
đ) Đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền có mạng viễn thông chấp hành các quy định về sở hữu doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về viễn thông;
e) Không được cung cấp, thử nghiệm cung cấp các kênh chương trình ngoài danh mục đã được cấp đăng ký trên dịch vụ dưới mọi hình thức;
g) Không được mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn Giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền dưới mọi hình thức;
h) Chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Theo như quy định trên, đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền được chủ động lựa chọn các kênh chương trình trong nước, kênh chương trình nước ngoài, nội dung theo yêu cầu, nội dung giá trị gia tăng để cung cấp trên các gói dịch vụ;
Yêu cầu đối với nội dung theo yêu cầu và nội dung giá trị gia tăng trên dịch vụ phát thanh truyền hình như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định 06/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm b khoản 12 Điều 1 Nghị định 71/2022/NĐ-CP) quy định như sau:
Đăng ký danh mục nội dung trên dịch vụ phát thanh, truyền hình
...
3. Yêu cầu đối với nội dung theo yêu cầu và nội dung giá trị gia tăng
a) Bảo đảm đáp ứng yêu cầu về bản quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Nghị định này;
b) Được thực hiện biên tập, phân loại trước khi cung cấp trên dịch vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 20a Nghị định này;
c) Nội dung quảng cáo (nếu có) được đơn vị cung cấp dịch vụ thực hiện biên tập bảo đảm tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam về quảng cáo và các quy định của pháp luật khác có liên quan;
d) Nội dung phát thanh, truyền hình theo yêu cầu, nội dung của dịch vụ giá trị gia tăng, nội dung quảng cáo: Phải lập hồ sơ theo biểu mẫu do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định phục vụ báo cáo nghiệp vụ và kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền.
Theo đó, nội dung theo yêu cầu và nội dung giá trị gia tăng trên dịch vụ phát thanh, truyền hình phải đáp ứng các yêu cầu như trên.
Thông tư 05/2023/TT-BTTTT sẽ có hiệu lực từ ngày 15/8/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo khối lượng thi công xây dựng? Khối lượng thi công xây dựng được tính toán như thế nào?
- Mức thưởng định kỳ hằng năm cao nhất cho người lao động hợp đồng 111 thuộc danh sách trả lương của Bộ Nội vụ là bao nhiêu?
- Người lao động có được tham gia quản lý Công ty Mua bán nợ Việt Nam thông qua hình thức tổ chức Công đoàn không?
- Chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt có cần phải lập chứng từ hay không? Yêu cầu chung về quản lý chất thảo rắn sinh hoạt là gì?
- Mẫu bài phát biểu trước bữa tiệc tất niên công ty? Bài phát biểu trước bữa tiệc tất niên chọn lọc?