Mẫu hợp đồng thực hành khám bệnh chữa bệnh mới nhất năm 2024 theo Nghị định 96/2023/NĐ-CP ra sao?
Mẫu hợp đồng thực hành khám bệnh chữa bệnh mới nhất năm 2024 theo Nghị định 96/2023/NĐ-CP?
Tại mẫu số 04 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 96/2023/NĐ-CP có nêu rõ mẫu hợp đồng thực hành khám bệnh chữa bệnh có dạng như sau:
Tải mẫu hợp đồng thực hành khám bệnh, chữa bệnh: Tại đây
Hướng dẫn ghi hợp đồng thực hành khám bệnh, chữa bệnh :
1 Tên cơ quan chủ quản của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2 Tên cơ sở thực hành.
3 Chữ viết tắt tên của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
4 Địa danh.
5 Ghi rõ theo văn bằng đào tạo.
6 Ghi một trong các thông tin về số chứng minh nhân dân/số căn cước công dân/số căn cước/số định danh cá nhân/số hộ chiếu còn hạn sử dụng.
7 Ghi rõ theo văn bằng đào tạo.
8 Ghi rõ tên bộ phận chuyên môn nơi thực hành.
9 Ghi cụ thể nhiệm vụ chuyên môn của người đề nghị thực hành.
10 Ghi cụ thể các phương tiện, trang thiết bị bảo hộ trang bị cho người thực hành.
Mẫu hợp đồng thực hành khám bệnh chữa bệnh mới nhất năm 2024 theo Nghị định 96/2023/NĐ-CP? (Hình từ Internet)
Ai có trách nhiệm ký hợp đồng thực hành khám bệnh, chữa bệnh với người thực hành?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Tổ chức thực hành
1. Tiếp nhận thực hành:
a) Người thực hành phải có đơn đề nghị thực hành theo Mẫu 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và bản sao hợp lệ một trong các văn bằng chuyên môn quy định tại Điều 8 Nghị định này gửi đến cơ sở hướng dẫn thực hành nơi đăng ký thực hành.
b) Sau khi nhận được đơn đề nghị thực hành, nếu đồng ý tiếp nhận, người đứng đầu hoặc người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là cơ sở hướng dẫn thực hành có trách nhiệm:
- Ký hợp đồng thực hành khám bệnh, chữa bệnh với người thực hành theo Mẫu 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
- Gửi văn bản đăng ký danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu 05 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này về cơ quan tiếp nhận công bố theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này, trong đó phải nêu rõ thời gian bắt đầu thực hành và dự kiến thời gian kết thúc thực hành;
- Đăng tải danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh trên trang thông tin điện tử của cơ sở và trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
2. Phân công người hướng dẫn thực hành:
a) Việc phân công người hướng dẫn thực hành theo Mẫu 06 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Một người hướng dẫn thực hành chỉ được hướng dẫn tối đa 05 người thực hành trong cùng một thời điểm.
3. Điều kiện đối với người hướng dẫn thực hành:
a) Có giấy phép hành nghề với chức danh, phạm vi hành nghề phù hợp với nội dung, đối tượng được hướng dẫn thực hành;
b) Có trình độ đào tạo tương đương hoặc cao hơn người thực hành;
c) Có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh liên tục từ 03 năm trở lên.
...
Theo đó, người đứng đầu hoặc người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là cơ sở hướng dẫn thực hành có trách nhiệm ký hợp đồng thực hành khám bệnh, chữa bệnh với người thực hành.
Thời gian thực hành để cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo Luật khám bệnh chữa bệnh mới nhất là bao lâu?
Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định thời gian thực hành để cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh như sau:
(1) Chức danh bác sĩ
Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh bác sỹ là 12 tháng, trong đó:
- Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 09 tháng;
- Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng.
(2) Chức danh y sỹ
Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh y sỹ là 09 tháng, trong đó:
- Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 06 tháng;
- Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng.
(3) Chức danh điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y
Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y là 06 tháng, trong đó:
- Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 05 tháng;
- Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 01 tháng.
(4) Chức danh dinh dưỡng lâm sàng
Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh dinh dưỡng lâm sàng là 06 tháng.
(5) Chức danh cấp cứu viên ngoại viện
Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh cấp cứu viên ngoại viện là 06 tháng, trong đó:
+ Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về cấp cứu ngoại viện là 03 tháng;
+ Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng.
(6) Chức danh tâm lý lâm sàng
Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh tâm lý lâm sàng là 09 tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hình thức tổ chức họp báo cho báo chí của Bộ Công thương mấy tháng một lần? Do ai chủ trì thực hiện?
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?